Các Loại Hình Doanh Nghiệp Tại Việt Nam

 

Bạn đang có ý định muốn thành lập công ty riêng cho chính mình ? Và bạn đã từng nghe đến công ty TNHH, công ty Cổ Phần và Doanh Nghiệp tư nhân ? Nhưng thật sự Luật Doanh Nghiệp Việt Nam quy đinh về các loại hình công ty này như thế nào ? Bạn thật sự chưa nắm được được. Và đó là lý do hôm nay Thuế Ánh Dương sẻ chĩa sẻ cho mọi người chi tiết về 5 loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam mà mọi người hay gập nhất.

 

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

Căn cứ Điều 63 luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) như sau:

1- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu ( sau gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty .

2- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .

3- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN

Căn cứ theo Điều 38 của luật doanh nghiệp năm 2014 quy định.

1.Công ty TNHH hai thành viên trở lên là một doanh nghiệp trong đó:

a. Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá 50 người.

b. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, trong phạm vi số vốn, cam kết góp vào doanh nghiệp.

c. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43,44 và 45 của luật doanh nghiệp.

2. Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay còn được gọi là Giấy phép kinh doanh (GPKD).

3. Công ty TNHH không được phát hành cổ phần.

CÔNG TY CỔ PHẦN

Căn cứ Điều 77 luật doanh nghiệp năm 2014.

1. Công ty cổ phần (CP) là loại doanh nghiệp trong đó:

a. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

b. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng tối đa.

c. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

d. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của luật Doanh nghiệp.

2. Công ty CP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

CÔNG TY HỢP DANH

Căn cứ Điều 130 của luật doanh nghiệp năm 2014 quy định:

1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó:

a .Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh có thể là thành viên góp vốn.

b. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

c. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Căn cứ Điều 141 của luật doanh nghiệp năm 2014 quy đinh:

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Mõi cá nhân chỉ được quyền thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân.

 

Lưu ý: Tất cả các nội dung được cung cấp tại đây được trích xuất từ Luật Doanh Nghiệp 2014.

Hotline: 0777.68.68.86