Cần phải đăng ký bảo hiểm cho doanh nghiệp mới thành lập khi doanh nghiệp có sử dụng lao động. Thời hạn đăng ký là 30 ngày kể từ ngày kí kết hợp đồng lao động….
Các loại bảo hiểm phải đăng ký
Đăng ký bảo hiểm cho doanh nghiệp mới thành lập gồm các loại bảo hiểm sau:
- Bảo hiểm xã hội (BHXH)
- Bảo hiểm y tế (BHYT)
- Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN)
Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc
- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động (Không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng)
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Từ ngày 1/1/2018 trở đi: Những Người làm việc theo Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng phải tham gia.
- Người lao động đồng thời có từ 02 Hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì:
- Đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên.
- Đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.
Lưu ý:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNN; không thuộc đối tượng tham gia BHYT, BTHN.
- Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.
Cơ sở pháp lý:
- Điều 4, điều 13, điều 17, điều 21 Quyết định 595/QĐ-BHXH
- Công văn 3895/BHXH-TB ngày 29/12/2017 của BHXH TP Hà Nội
- Quyết định 888/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018 của BHXH Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01/7/2018)
Chuẩn bị trước khi đăng ký
Trước khi đăng ký bảo hiểm cho doanh nghiệp mới thành lập, cần phải nghiêm túc tham khảo và xây dựng các vấn đề sau:
- Mức lương đóng bảo hiểm xã hội: mức lương tối thiểu; tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ; mức lương đóng hàng tháng… (Xem chi tiết)
- Cách xây dựng bảng lương (có đóng dấu xác nhận của Phòng LĐTBXH): Tùy theo yêu cầu của cơ quan BH, bạn có thể phải làm thêm bảng lương, nộp cho Phòng LĐTBXH. (Xem hướng dẫn)
Trình tự thủ tục đăng ký bảo hiểm cho doanh nghiệp mới thành lập
Bước 1: Người lao động làm
Bước 2: Doanh nghiệp/người sử dụng lao động làm
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT
(Theo mẫu TK3-TS – Ban hành kèm theo QĐ số 595/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam) - Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
(Theo Mẫu D02-TS – Ban hành kèm theo QĐ số 595/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam)
Bước 3: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu
1/ Chuẩn bị hồ sơ gồm có:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN (Mẫu D02-TS);
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
- Bảng kê thông tin(Mẫu D01-TS)
2/ Cơ quan nộp hồ sơ:
- Nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH quận, huyện – nơi công ty đặt trụ sở kinh doanh.
- Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại công ty mẹ.
3/ Thời hạn nộp hồ sơ:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng người sử dụng lao động phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định.
4/ Hình thức nộp hồ sơ:
- Qua giao dịch điện tử;
- Qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Chú ý: Các bạn phải liên hệ với Cơ quan BHXH quản lý DN xem họ nhận theo hình thức nào thì phải làm theo hướng dẫn của họ.
Lệ phí: Không
5/ Cơ quan bảo hiểm thực hiện
Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm sẽ thực hiện tiến hành cấp sổ BHXH và cấp thẻ BHYT
- Cấp sổ BHXH: Cấp mới (đối với người tham gia BHXH bắt buộc) Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Cấp thẻ BHYT: Cấp mới không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trên đây là trình tự, thủ tục đăng ký bảo hiểm cho doanh nghiệp mới thành lập. Nếu như bạn vẫn còn vướng mắc, hãy liên hệ với Thuế Ánh Dương để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
Tham khảo thêm