Dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền tại Thuế Ánh Dương tư vấn, kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ giúp doanh nghiệp mau chóng bảo vệ được thương hiệu, nhãn hiệu, logo cho sản phẩm dịch vụ. Chúng tôi tự tin cung cấp đến bạn 1 dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất và chi phí tiết kiệm nhất.
Có nên đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền?
Pháp luật không bắt buộc đăng ký bản quyền nhãn hiệu, thương hiệu, logo trước khi sử dụng, việc đăng ký là hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên, đây là phương thức để bảo vệ nhãn hiệu của bạn khi cần thiết.
Các thương hiệu, nhãn hiệu, logo công ty bạn nói lên tầm cao của công ty bạn và đây là thứ bất khả xâm phạm. Nếu như bạn phát triển công ty theo hướng bền vững, thì việc đăng ký thương hiệu độc quyền là việc bắt buộc phải làm sau khi thành lập doanh nghiệp.
Nên đăng ký thương hiệu độc quyền khi nào?
Đặc thù của đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thời gian đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ rất dài, thực tế thường kéo dài từ 16 – 24 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ. Vì vậy, bạn nên đăng ký sớm để được bảo vệ tốt nhất.
Một số vấn đề về đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, logo:
1/ Hình thức đăng ký thương hiệu độc quyền: nhãn hiệu
2/ Nơi đăng ký và cấp chứng nhận: Cục Sở Hữu Trí Tuệ
3/ Thời gian đăng ký: thực tế thường kéo dài từ 16 – 24 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ.
4/ Hiệu lực bảo hộ: 10 năm. Có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu được gia hạn đúng hạn.
5/ Ngày có hiệu lực bảo hộ: ngày nộp hồ sơ.
6/ Thời hạn gia hạn: 06 tháng trước ngày hết hiệu lực.
Chi phí dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền
Đăng ký thương hiệu độc quyền gồm các chi phí sau:
1/ Phí và lệ phí phải nộp cho nhà nước.
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
– Phí tra cứu phục vụ Thẩm định nội dung: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.
Như vậy,
Nếu bạn chỉ đăng ký thương hiệu cho 1 nhóm sản phẩm, dịch vụ, lệ phí phải đóng là 1.000.000 đ (một triệu đồng).
Từ nhóm sản phẩm dịch vụ thứ 2 đến thứ 6, lệ phí nộp thêm là 730.000 đ/ 1 nhóm.
Từ nhóm sản phẩm, dịch vụ thứ 7, lệ phí đóng thêm là 150.000 đ/ 1 nhóm.
2/ Phí dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền
Nếu bạn sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu tại Thuế Ánh Dương, phí dịch vụ là 1.000.000 đ (một triệu đồng)
Với mức phí dịch vụ thương hiệu độc quyền này, bạn được hưởng những quyền lợi sau:
- Tư vấn và kiểm tra thương hiệu có bị trùng hay không.
- Soạn toàn bộ hồ sơ đăng ký logo thương hiệu.
- Dịch vụ ký hồ sơ tận địa chỉ khách hàng.
- Dịch vụ nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.
Thời gian hoàn thành dịch vụ đăng ký nhãn hiệu là 30 ngày.
- 01 ngày để soạn hồ sơ đăng ký và trình khách hàng ký hồ sơ.
- 01 ngày để nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở cục Sở Hữu Trí Tuệ (SHTT).
- 30 ngày để cục SHTT ra quyết định trả lời đơn đăng ký hợp lệ hoặc không hợp lệ. Thường thì đơn đăng ký sẽ được gởi về địa chỉ chủ đơn đăng ký sau khi có quyết định 7 – 10 ngày.
Trong vòng 120 kể từ ngày nộp đơn cục SHTT sẽ đăng thông báo nhãn hiệu lên cổng thông tin của cục.
Theo luật định, trong vòng 1 năm (thực tế thường từ 16 – 24 tháng) kể từ ngày nộp đơn chủ đơn sẽ nhận được thông báo cấp văn bằng bảo hộ độc quyền thương hiệu.
Những việc người muốn đăng ký thương hiệu cần làm và cung cấp:
- Cung cấp bảng scan hoặc ảnh chụp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh) hoặc giấy CMND/hộ chiếu/passport (nếu người đăng ký là cá nhân)
- File logo thương hiệu cần đăng ký.
- Thông tin liên hệ bao gồm: số điện thoại, email, địa chỉ cố định để cục SHTT gởi các thông báo cần thiết.
Với 5 năm kinh nghiệm với hơn 1500 doanh nghiệp đã được công ty Thuế Ánh Dương cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền (hay còn gọi là đăng ký logo, đăng ký thương hiệu độc quyền). Chúng tôi tự tin cung cấp đến bạn 1 dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất và chi phí tiết kiệm nhất.
Những lưu ý khi đặt tên thương hiệu
Tên thương hiệu ( brand name ) là yếu tố hàng đầu khẳng định sự tồn tại của thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu cho công ty bạn rất quang trọng và đặc biết bạn phải biết làm thế nào để mọi người chú ý và ghi nhớ thương hiệu của bạn. Sau đây chúng tôi xin gợi ý 9 lưu ý khi đặt tên thương hiệu:
- Ngắn gọn: Tên thương hiệu của bạn càng ngắn gọn đến đâu sẽ giúp khách hàng của bạn dễ dàng ghi nhơ.
- Đơn giản: Yếu tố đơn giản cũng gần nghĩa với ngắn gọn. Tuy nhiên, một điểm khác ở đây là các chuyên gia muốn nhấn mạnh đến việc sử dụng các ký tự trong bảng chữ cái Latin.
- Gợi nhớ: Việc đặt tên thương hiệu một cách dễ dàng khơi gợi sẽ giúp khách dễ dàng tiếp cận với thương hiệu của mình hơn là những thương hiệu có tên chung chung.
- Độc đáo: Tính độc đáo của thương hiệu phụ thuộc rất nhiều vào sự sáng tạo của ngay chính bản thân chủ sở hữu thương hiệu đó. Giả sử như nhãn hiệu Sony được biến tấu từ tính từ “sonic” trong tiếng Anh nghĩa là “âm thanh”, hàm ý muốn nói Sony như là một chuyên gia về sản xuất thiết bị nghe nhìn.
- Láy âm: Chúng ta thường hay để ý thấy rằng, những đứa trẻ tập nói thường phát âm một từ hay chữ nào đều theo hướng đơn giản nhất mà não bộ non trẻ có thể thực hiện. Một vài thương hiệu điển hình như: BlackBerry, Coca-Cola,…
- Đọc được: Một trong những phương thức làm marketing hiệu quả là phương pháp “truyền miệng”. Thông thường, một nhãn hiệu nào đó được nhiều người biết đến, nhắc đến là do người quen, bạn bè, gia đình truyền miệng cho nhau. Một vài thương hiệu điển hình như: Polo, Tiger, Samsung,…..
- Đánh vần được: Đôi khi một thương hiệu dễ phát âm, dễ đọc được nhưng chưa chắc dễ đánh vần được. Các chuyên gia về marketing và thương hiệu khuyên chúng ta không nên sử dụng con số, chữ in hoa hay kết hợp vừa in hoa vừa chữ in thường trong một thương hiệu, hoặc có chèn ký hiệu biểu tượng gì đó vào tên thương hiệu… sẽ làm cho nó thêm rắc rối và khó đánh vần. Một vài thương hiệu dễ đánh vần như: Sony, Poca, BeBe,….
- Gây sốc: Rất nhiều trường hợp tên các thương hiệu hay nhãn hàng gây sốc, gây ấn tượng để người ta dễ nhớ, dễ liên tưởng đến. Tuy nhiên, khi đặt tên thương hiệu bạn cũng cần để ý đến ý nghĩa của từ nhằm tránh rắc rối, phiền toái khi xuất ra thị trường thế giới đa văn hóa, đa ngôn ngữ. Một vài thương hiệu gây sốc hay ấn tượng như: Yahoo!, Red Bull, Woot, Jockey, Google…
- Riêng tư: Chúng ta không lạ lẫm gì với việc nhiều thương hiệu hay nhãn hàng thành công từ tên của người phát minh hay sáng lập ra nó. Một vài thương hiệu riêng tư thành công vang dội như: Dell, Ogilvy & Mather, Disney, Lipton, Honda…
LIÊN HỆ NGAY: 0938.707.589 – MR BẢO BÙI
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Trong trường hợp, bạn cần tham khảo quy trình và hồ sơ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, logo độc quyền, bạn nên tham khảo các bài viết sau: