Giấy phép kinh doanh bán hàng online

Hoạt động kinh doanh qua mạng, bán hàng online ngày càng phổ biến, và có nhiều thắc mắc về giấy phép kinh doanh bán hàng online. Hoặc bán hàng online có cần giấy phép không? Và cần phải đóng các loại thuế gì?

Thuế Ánh Dương sẽ giải đáp các câu hỏi về lĩnh vực kinh doanh qua mạng, bán hàng online như sau:

1/ Kinh doanh online có cần giấy phép không?

Tùy theo quy mô hoạt động kinh doanh online, sẽ có các quy định riêng về giấy phép như sau:

Bán hàng qua mạng xã hội, sàn thương mại.

Hoạt động kinh doanh qua mạng, bán hàng online nhỏ lẻ (bán hàng thông qua các trang mạng xã hội như bán hàng qua Facebook, Zalo, Shopee, Tiki, Lazada…) không yêu cầu đăng ký giấy phép kinh doanh. Vì bên trung gian đã thực hiện việc xin cấp giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc giấy phép mạng xã hội theo quy định của pháp luật.

Bán hàng online có website riêng.

Hoạt động bán hàng online nếu có website riêng, với quy mô nhỏ không yêu câu đăng ký giấy phép kinh doanh, nhưng phải thông báo với Bộ Công Thương (Điều 8, Thông tư số 47/2014/TT-BCT)

Thủ tục thông báo được thực hiện qua mạng tại website www.online.gov.vn , thủ tục thông báo đơn giản và miễn phí.

Nếu không thông báo website thương mại điện tử, có thể bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng. (Nghị định 185/2013/NĐ-CP)

Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Bạn phải có giấy phép kinh doanh bán hàng online, đăng ký sàn giao dịch điện tử, nếu kinh doanh online và có website cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ sau:

  1. Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.
  2. Dịch vụ khuyến mại trực tuyến.
  3. Dịch vụ đấu giá trực tuyến.

Đối với trường hợp này, bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh (doanh nghiệp)thủ tục đăng ký sàn giao dịch điện tử với Bộ Công Thương.

Căn cứ pháp lý như sau:

Điều 03, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP, những trường hợp cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, công việc không có địa điểm cố định,… thì không phải đăng ký kinh doanh.

Điều 13, Thông tư số 47/2014/TT-BCT về quản lý website thương mại điện tử, đối tượng phải đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi có website thương mại điện tử trên đó cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ sau:

  1. Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.
  2. Dịch vụ khuyến mại trực tuyến.
  3. Dịch vụ đấu giá trực tuyến.

2/ Kinh doanh online phải đóng thuế gì?

Cá nhân, hộ kinh doanh bán hàng online

Cá nhân hoặc hộ kinh doanh bán hàng online sẽ phải đóng các loại thuế sau: thuế môn bài và thuế khoán (gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng).

Miễn thuế nếu doanh thu bán hàng trong năm dưới 100 triệu đồng.

Đối với doanh thu bán hàng trong năm trên 100 triệu đồng, thuế môn bài và thuế khoán được tính như sau:

  • Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN
  • Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
  • Thuế môn bài khoán theo định mức, từ 300 nghìn – 1 triệu đồng/năm tùy theo mức doanh thu. (Xem chi tiết)

Doanh nghiệp kinh doanh online

Đối với doanh nghiệp bán hàng online (có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), phải thực hiện chế độ kế toán, báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý, hàng năm theo quy định của pháp luật.

Các loại thuế phải đóng gồm: thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN,…

3/ Các hình thức bán hàng online phổ biến hiện nay

3 hình thức kinh doanh online phổ biến hiện nay gồm:

  1. Buôn bán cá nhân, nhỏ lẻ, tự phát: Không cần đăng ký kinh doanh.
  2. Buôn bán dưới hình thức hộ kinh doanh: Cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể (Thủ tục tương đối đơn giản, xem tại đây).
  3. Buôn bán dưới hình thức doanh nghiệp: thủ tục thành lập công ty và khai báo thuế phức tạp (Tham khảo tại đây)

Mỗi hình thức có ưu nhược điểm khác nhau và được liệt kê dưới đây.

Bán hàng online cá nhân, tự phát (Không cần đăng ký)

Ưu điểm:

  • Không cần giấy phép kinh doanh, không cần đăng ký.
  • Giảm được thủ tục pháp lý rườm rà
  • Tự bán tự hưởng và tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh.
  • Không cần khai báo thuế cho cơ quan chức năng.
  • Phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ, lẻ, cung cấp một vài mặt hàng cơ bản.

Lưu ý: Cần phải thông báo với Bộ Công Thương tại địa chỉ www.online.gov.vn nếu bạn có website riêng, thủ tục rất đơn giản và miễn phí.

Nhược điểm:

  • Loại hình chỉ mang tính tạm thời với đối tượng là cá nhân kinh doanh.
  • Không phù hợp với mô hình kinh doanh lớn hơn hay có ý định phát triển lâu dài.
  • Sẽ bị cơ quan chức năng nhắc nhở, đình chỉ hoạt động khi phát hiện dấu hiệu đội lốt kinh doanh tự phát để trốn thuế.

Buôn bán dưới hình thức hộ kinh doanh (Cần đăng ký)

Ưu điểm:

  • Được pháp luật bảo vệ.
  • Phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, ít nhân viên (dưới 10 người)
  • Mặt hàng không nhiều và chỉ mở 1 cửa hàng bán offline kèm online.

Nhược điểm:

  • Chỉ được phép mở 1 cửa hàng tại địa chỉ đăng ký, khó mở rộng quy mô.
  • Các vấn đề liên quan đến thuế còn nhập nhằng và thiếu minh bạch do cán bộ thuế được quyền áp mức thuế lên từng hộ kinh doanh chứ chưa có mức thuế chung cụ thể.
  • Cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể với UBND cấp quận/huyện nơi hoạt động bán hàng được diễn ra.

Buôn bán dưới hình thức doanh nghiệp (Cần đăng ký)

Ưu điểm:

  • Là hình thức kinh doanh chuyên nghiệp, quy mô lớn, đối tượng khách hàng đa dạng.
  • Các mức thuế được quy định rõ ràng.
  • Có thể mở rộng quy mô ra nhiều chi nhánh, địa điểm kinh doanh (nhiều chi nhánh) và phát triển lâu dài
  • Phù hợp với quy mô kinh doanh vừa và lớn.

Nhược điểm:

  • Thủ tục pháp lý phức tạp, rườm rà.
  • Phải tiến hành khai báo thuế thường xuyên theo tháng, theo quý, theo năm.
  • Nhiều thủ tục pháp lý và quy định phải tuân theo. Nếu không thực hiện đầy đủ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trên đây là những giải đáp thắc mắc về giấy phép kinh doanh bán hàng online. Mọi thông tin vướng mắc về thủ tục pháp lý, vui lòng liên hệ Thuế Ánh Dương để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Bạn nên tham khảo thêm

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh hộ cá thể

Thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể?

Thủ tục thành lập công ty

Thành lập công ty và những điều cần biết

Hotline: 0777.68.68.86