Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách

Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách là giấy phép kinh doanh con và được cấp bởi Sở giao thông vận tải. Sau khi đăng ký thành lập công ty tại Sở kế hoạch đầu tư, doanh nghiệp phải tiến hành thêm thủ tục xin giấy phép con để có thể hoạt động.

Để kinh doanh vận tải hành khách, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã (hoặc hộ kinh doanh). Sau đó, thực hiện thêm thủ tục xin giấy phép con tại Sở giao thông vận tải. Doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại Nghị Định 10/2020/NĐ-CP thì mới có thể xin được giấy phép này.

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị Định 10/2020/NĐ-CP: QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ (có hiệu lực từ 01/4/2020)

Phân loại điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô

Theo nghị định trên, kinh doanh vận tải bằng ô tô gồm các nhóm điều kiện sau:

  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định (Điều 4, Nghị Định 10/2020/NĐ-CP)
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định (Điều 5, Nghị Định 10/2020/NĐ-CP)
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi (Điều 6, Nghị Định 10/2020/NĐ-CP)
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng (Điều 7, Nghị Định 10/2020/NĐ-CP)
  • Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô (Điều 8, Nghị Định 10/2020/NĐ-CP)
  • Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô (Điều 9, Nghị Định 10/2020/NĐ-CP)
  • Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô (Điều 13, Nghị Định 10/2020/NĐ-CP)
  • Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô (Điều 14, Nghị Định 10/2020/NĐ-CP)

Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu rõ và đáp ứng những yêu cầu được nêu tại Nghị Định trên thì mới có thể xin giấy phép kinh doanh con. Đồng thời, khi kinh doanh vận tải bằng ô tô, doanh nghiệp phải đáp ứng các quy định sau:

  • Quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Điều 11, Nghị Định 10/2020/NĐ-CP)
  • Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe (Điều 12, Nghị Định 10/2020/NĐ-CP)
  • Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa trong việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt (Điều 10, Nghị Định 10/2020/NĐ-CP)

Bạn cần tham khảo thêm Nghị Định 10/2020/NĐ-CPđể đọc rõ các yêu cầu cụ thể đối với từng nhóm hoạt động vận tải bằng ô tô.

Mã ngành kinh doanh dịch vụ vận tải

Khi đăng ký doanh nghiệp, bạn cần tham khảo các mã ngành sau để đăng ký đầy đủ các lĩnh vực mà công ty hoạt động.

STTTên ngànhMã ngành
1.Vận tải bằng xe buýt4920
2.Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)4931
3.Vận tải hành khách đường bộ khác. Chi tiết:Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định

Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt

Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô

4932Điều 4,5,6,7,8 Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
4.Vận tải hàng hóa bằng đường bộ4933
5.Kho bãi và lưu giữ hàng hóa.5210
6.Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ5221
7.Bốc xếp hàng hóa
8.Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải. Chi tiết:– Gửi hàng;

– Sắp xếp hoặc tổ chức các hoạt động vận tải đường sắt, đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không;

– Giao nhận hàng hóa;

– Thu, phát các chứng từ vận tải và vận đơn;

– Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;

– Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay

– Hoạt động của các đại lý vận tải hàng hóa đường biển và hàng không;

– Môi giới thuê tàu biển và máy bay;

– Hoạt động liên quan khác như: bao gói hàng hóa nhằm mục đích bảo vệ hàng hóa trên đường vận chuyển, dỡ hàng hóa,  lấy mẫu, cân hàng hoá

5229

Điều kiện xin giấy phép kinh doanh vận tải hành khách

Sau đây là các điều kiện chung về để xin giấy phép con kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô. Nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Doanh nghiệp cần thiết phải đọc rõ các quy định được nêu ở trên để tránh bỏ sót.

Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:

1/ Đơn vị kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh:
    • Có phương án kinh doanh, trong đó bảo đảm thực hiện hành trình chạy xe, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe;
    • Có đủ số lượng phương tiện thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh hoặc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh đối với xe thuê tài chính của tổ chức cho thuê tài chính, xe thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã phải có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.

2/ Số lượng phương tiện phải phù hợp với phương án kinh doanh

  • Còn niên hạn sử dụng theo quy định;
  • Được kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định.

3/ Phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình ;

4/ Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:

  • Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh; lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; lái xe taxi, lái xe buýt, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
  • Đơn vị kinh doanh bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp phương án kinh doanh và các quy định của pháp luật; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 30 (ba mươi) chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe.

5/ Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện;

  • Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;
  • Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên;
  • Đảm bảo và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.

6/ Nơi đỗ xe:

  • Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh doanh;
  • Diện tích đỗ xe của đơn vị có thể thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe;
  • Nơi đỗ xe bảo đảm các yêu cầu về trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường.

Lưu ý: Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải có thêm các điều kiện sau:

  1. Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;
  2. Đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan quản lý tuyến gồm: chất lượng phương tiện; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên phục vụ; phương án tổ chức vận tải; các quyền lợi của hành khách; các dịch vụ cho hành khách trên hành trình; cam kết thực hiện chất lượng dịch vụ.

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch:

1/ Có đủ các điều kiện nêu ở trên.

2/ Xe hợp đồng có niên hạn sử dụng theo quy định: Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: không quá 20 (hai mươi) năm đối với xe ô tô sản xuất để chở khách; không quá 17 (mưởi bảy) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách.

3/ Xe du lịch có niên hạn sử dụng không quá 10 (mười) năm.

4/ Kinh doanh vận chuyển khách du lịch ngoài các quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan về du lịch.

Thủ tục tục xin giấy phép kinh doanh vận tải hành khách

Hồ sơ

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:

  1. Giấy đề nghị cấp Giấy phép (theo mẫu, phụ lục Kèm theo Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ);
  2. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  3. Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
  4. Phương án kinh doanh;
  5. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi ngoài các quy định tại các Điểm a, b, c, Khoản 1 Điều 19 còn phải có thêm: Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông; bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao chụp giấy chứng nhận);
  6. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ còn phải có thêm văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông.

Đối với hộ kinh doanh:

  1. Giấy đề nghị cấp Giấy phép (theo mẫu, phụ lục Kèm theo Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ);
  2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Trình tự thủ tục

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép (01 bộ) được gửi đến Sở Giao thông vận tải;

Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép. Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp có thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan đến nội dung trong Giấy phép, đơn vị kinh doanh phải nộp hồ sơ về sự thay đổi đó để được cấp lại Giấy phép.

Hiệu lực của giấy phép kinh doanh: 7 năm.

Tham khảo thêm

Điều kiện thành lập công ty vận tải du lịch

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh công ty

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh hộ cá thể

 

Hotline: 0777.68.68.86