Mở nhà hàng cần những giấy phép gì?

Mở nhà hàng cần những loại giấy phép bao gồm: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhanh đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm,…

Kinh doanh nhà hàng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và yêu cầu phải có giấy phép con. Vì vậy, sau khi đăng ký kinh doanh, nhà hàng phải tiến hành xin các loại giấy phép liên quan.

Mở nhà hàng cần những giấy phép gì?

Để mở nhà hàng, kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán ăn, quán cà phê, bạn cần có đầy đủ những giấy phép sau:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh)
  2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  3. Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu (nếu nhà hàng có hoạt động bán lẻ rượu)
  4. Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá (nếu nhà hàng có bán thêm thuốc lá)

Khi mở nhà hàng, bạn phải đăng ký các loại giấy phép theo thứ tự trên.

Dưới đây là thông tin cơ quan cấp phép.

STTGiấy phépCơ quan cấp
1Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpPhòng đăng ký kinh doanh (Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố)

Xem hướng dẫn Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp

2Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanhCơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện (UBND quận/huyện)

Xem hướng dẫn Thủ tục xin giấy phép kinh doanh hộ cá thể

3Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩmChi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y Tế
4Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượuPhòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
5Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc láPhòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)

Mã ngành nghề kinh doanh nhà hàng

Bạn cần đăng ký các mã ngành nghề sau nếu kinh doanh nhà hàng. Mã ngành nghề này do bạn đăng ký khi làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (doanh nghiệp hoặc hộ cá thể).

STTTÊN NGÀNH NGHỀMÃ NGÀNH
1Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động5610
2Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới)5621
3Dịch vụ ăn uống khác(Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, trong khoảng thời gian cụ thể; Cung cấp suất ăn theo hợp đồng; Hoạt động nhượng quyền cung cấp đồ ăn uống tại các cuộc thi đấu thể thao và các sự kiện tương tự;…)5629
4Dịch vụ phục vụ đồ uống5630
5Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh4722
6Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh4723
7Bán lẻ sản phẩm thuốc lá nội, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh4724

Thủ tục xin giấy phép mở nhà hàng

Để mở nhà hàng, bạn cần xin cấp những giấy phép theo thứ tự như sau:

1/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh)

Để đăng ký 1 trong 2 loại giấy phép này, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

Sau khi đăng ký thành công 1 trong 2 loại giấy phép này, thì bạn mới có thể đăng ký các giấy phép tiếp theo.

Xử phạt đối với hành vi kinh doanh mà không đăng kí kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh nhà hàng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu bạn không thực hiện thủ tục đăng kí kinh doanh thì theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/ NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại bạn sẽ bị xử phạt hành chính, mức phạt là từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng đối với hình thức hộ gia đình và từ 6.000.000 đến 10.000.000 theo mô hình doanh nghiệp.

2/ Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 47/2014/TT-BYT thì trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận bao gồm:

1/ Thẩm xét hồ sơ: Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ;

2/ Thẩm định cơ sở: Sau khi có kết quả thẩm xét hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định cơ sở. Trường hợp ủy quyền thẩm định cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền;

Nội dung thẩm định cơ sở:

  • Đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định
  • Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở với hồ sơ và theo quy định và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

3/ Cấp Giấy chứng nhận:

Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 37 Luật an toàn thực phẩm.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

Nếu cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trực tiếp của địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận. Cơ sở phải nộp lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 1 của Thông tư này.

Thành phần hồ sơ cấp Giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm

Thành phần hồ sơ được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn Thực phẩm 2010 và được hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư 47/2014/TT-BYT như sau:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở).

3. Bản mô tả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm:

a) Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở;

b) Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống;

c) Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

4. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở).

5. Danh sách kết quả khám sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

6. Danh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.

Nơi nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận VSATTP

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận được đóng thánh 01 bộ và gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận như sau:

1/ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau đây:

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.

2/ Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

Thời hạn của giấy phép VSATTP:

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

Xử phạt đối với hành vi kinh doanh vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Căn cứ quy định tại khoản 2, 3 Điều 24 Nghị định 178/2013/NĐ-CP thì xử phạt đối với hành kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng ; từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp tỉnh trở lên.

3/ Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu

Trường hợp nhà hàng ăn uống của bạn có kinh doanh thêm hoạt động bán lẻ rượu thì bạn còn phải xin thêm giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu theo quy định tại Thông tư 60/2014/TT-BCT.

Để được cấp giấy phép bạn cần làm 01 bộ gửi Phòng Công Thương, 01 bộ lưu tại doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện.

Đối với trường hợp bạn chỉ kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ ăn kèm đối với đồ ăn thì bạn không cần phải xin giấy phép bán lẻ rượu mà chỉ phải thông báo với Phòng Công Thương (Phòng Kinh tế) trên địa bàn trước khi thực hiện kinh doanh theo quy định tại văn bản số 3414/BCT-TTN ngày 07/4/2015 của Bộ Công Thương.

Hồ sơ thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu (được quy định tại Điều 12, Thông tư 60/2014/TT-BCT.) như sau:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu theo mẫu tại Phụ lục 31 kèm theo Thông tư này.

2. Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế.

3. Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các cửa hàng kinh doanh và kho hàng của mình.

4. Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm rượu (trong đó ghi rõ loại sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh).

5. Bản sao Giấy chứng nhận công bố hợp quy hoặc Giấy chứng nhận tiêu chuẩn các loại sản phẩm rượu của thương nhân dự kiến kinh doanh.

6. Bản sao Phiếu thu đã nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Nơi nộp hồ sơ:

Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)

Trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện.

4/ Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá

Trong trường hợp nhà hàng ăn uống của bạn có bán thêm thuốc lá, bạn sẽ phải xin thêm giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá tại Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) Theo quy định tại Nghị định số 67/2013/NĐ-CP; Thông tư số 21/2013/TT-BCT ngày 25 tháng 9 năm 2013 của Bộ Công Thương.

Hồ sơ (2 bộ) thủ tục đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá (Điều 27, Nghị định số 67/2013/NĐ-CP):

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;

c) Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá;

d) Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm có:

– Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh thuốc lá;

– Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);

– Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh thuốc lá.

Nơi nộp hồ sơ:

Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)

Trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện.

Trên đây là thông tin hướng dẫn về vấn đề: Mở nhà hàng cần những giấy phép gì? Nếu bạn chưa rõ và còn vướng mắc về các thủ tục thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Thuế Ánh Dương để được tư vấn miễn phí.

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói Thuế Ánh Dương chỉ 2.100.000 VND
đã bao gồm các lệ phí nộp cho nhà nước.

Hotline: 0777.68.68.86