Công ty con và chi nhánh là những hình thức mở rộng phạm vi kinh doanh của công ty. Trong đó, vấn đề Nên thành lập công ty con hay chi nhánh phụ thuộc chủ yếu vào tầm nhìn và phương hướng phát triển của công ty.
Để có câu trả lời cụ thể hơn cho vấn đề này, chúng tôi sẽ giúp bạn nhận định rõ hơn về sự khác biệt giữa 2 loại hình này.
Phân biệt Công ty con và Chi nhánh
Những điểm khác biệt của công ty con và chi nhánh:
Tiêu chí so sánh | Công ty con | Chi nhánh công ty |
Văn bản xác nhận tư cách chủ thể | Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. | Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. |
Tư cách pháp nhân | Có tư cách pháp nhân. | Không có tư cách pháp nhân do chi nhánh không có tài sản độc lập. |
Vốn điều lệ | Quy định tại Điều lệ công ty và ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. | Chi nhánh không có vốn điều lệ. |
Trách nhiệm của chủ sở hữu khi giải thể, phá sản | Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty. | Chủ sở hữu chịu trách nhiệm toàn bộ. |
Nghĩa vụ nộp thuế TNDN | Không được chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty mẹ, phải nộp thuế TNDN tại trụ sở công ty. | Có thể chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty để nộp thuế TNDN. |
Tài khoản kế toán sử dụng khi công ty chuyển vốn | Vốn góp cho công ty là một khoản đầu tư tài chính. | Vốn giao cho chi nhánh là giao vốn cho đơn vị trực thuộc. |
Mã số thuế | Được cấp một mã số độc lập. | Được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp. |
Điều kiện thành lập công ty con
Muốn thành lập công ty con thì công ty mẹ phải đáp ứng những điều kiện sau:
1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
2. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này
(Theo Điều 189 Luật doanh nghiệp 2014)
Như vây, điều kiện để thành lập công ty con là:
- Phải có một pháp nhận đã được đăng ký (doanh nghiệp).
- Phải nắm giữ số vốn góp/cổ phần chi phối tại công ty con.
- Có đầy đủ hồ sơ tương ứng với từng loại hình công ty theo quy định
Nên thành lập công ty con hay chi nhánh?
Đặc điểm chung của Công ty con và Chi nhánh là chịu sự phụ thuộc về mặt tài chính và quyết định, được thành lập từ một công ty chính. Điểm khác biệt lớn nhất là trách nhiệm về tài sản và thủ tục về kế toán – thuế.
Như vậy, để mở rộng phạm vi kinh doanh, công ty có thể lựa chọn thành lập công ty con hoặc chi nhánh. Tùy thuộc vào mục đích, tầm nhìn và phương hướng của công ty để có quyết định phù hợp.
Dựa trên những điểm khác biệt đã phân tích ở trên, chúng tôi hy vọng bạn đã có câu trả lời cho việc Nên thành lập công ty con hay chi nhánh?
Tham khảo thêm
Phân biệt Chi nhánh, văn phòng đại diện và Địa điểm kinh doanh