Tra cứu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là một bước quan trọng quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu. Tra cứu giúp tránh tình trạng đơn đăng ký bị trả về do các vấn đề bị trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn. Tra cứu còn là cách kiểm tra xem việc đăng ký nhãn hiệu của bạn đã hoàn tất và chính xác thông tin chưa…
Mục đích của tra cứu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Việc tra cứu thương hiệu, nhãn hiệu (hay quyền bảo hộ Sở Hữu Công Nghiệp) sẽ mang đến cho bạn thông tin để phục vụ những mục đích sau:
- Tránh xâm phạm quyền Sở Hữu Công Nghiệp đối với các đối tượng Sở Hữu Công Nghiệp đã được bảo hộ của chủ thể khác;
- Đánh giá khả năng bảo hộ của các đối tượng Sở Hữu Công Nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ);
- Phản đối việc cấp văn bằng cho các đối tượng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, kể cả sau khi đã được cấp bằng;
- Tránh được các chi phí không cần thiết cho việc nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật đã biết;
- Xác định và đánh giá công nghệ để mua, bán li-xăng và chuyển giao công nghê;
- Xác định các công nghệ thay thế;
- Nắm bắt các giải pháp có sẵn cho các vấn đề kỹ thuật;
- Tìm kiếm ý tưởng cho việc tiếp tục đổi mới công nghệ;
- Tìm kiếm các đối tác kinh doanh;
- Theo dõi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh hiện thời và tiềm năng trong tương lai;
- Tìm kiếm thị trường thích hợp;
- Lựa chọn các đối tượng Sở Hữu Công Nghiệp đang có hiệu lực để ký kết hợp đồng mua bán quyền sử dụng, chuyển giao công nghệ, bí quyết sản xuất;
Tầm quan trọng của việc tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu
Nếu bạn đang chuẩn bị đăng ký giấy chứng nhận nhãn hiệu, thì việc tra cứu là một bước vô cùng quan trọng. Việc tra cứu giúp bạn tránh khỏi các sai sót sau:
1/ Đảm bảo nhãn hiệu không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn
Tra cứu giúp doanh nghiệp, cá nhân xác định xem nhãn hiệu, thương hiệu dự định đăng ký của bạn có bị trùng hoặc tương tự, gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã đăng ký khác hay không. Từ đó, đưa ra giải pháp hợp lý cho thương hiệu, nhãn hiệu của mình.
2/ Tránh mất thời gian và chi phí
Thời gian để đăng ký và chờ đợt xét duyệt hồ sơ bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu thường rất dài (1 năm hoặc hơn). Vì vậy, việc tra cứu kĩ lưỡng trước khi tiến hành thủ tục sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian lẫn chi phí. Nếu khả năng nộp hồ sơ không thành công cao, bạn nên tiến hành nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới. Tránh mất thời gian và chi phí cho việc nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu với khả năng thấp.
3/ Kiểm tra tính chính xác
Nếu bạn đã đăng ký nhãn hiệu thành công, thì việc tra cứu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu giúp bạn kiểm tra xem thông tin bạn đăng ký đã đúng chính xác với thông tin được ghi trong hệ thống của Cục sở hữu Trí tuệ hay chưa. Nếu thấy có sai sót, thì kịp thời chỉnh sửa lại.
Phương pháp tra cứu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Công cụ tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp:
- Các cơ sở dữ liệu tra cứu trên internet;
- Các Bảng phân loại (IPC, Locarno, Ni-xơ, Viên)
- Bảng tra theo từ khóa;
- Các đĩa quang dùng để tra cứu;
- Công báo SHCN;
- Sổ Đăng bạ quốc gia;
Dựa trên những công cụ trên, có 2 cách tra cứu thương hiệu, nhãn hiệu như sau:
- Tra cứu dựa trên cơ sở dữ liệu trực tuyến
- Tra cứu nhãn hiệu nâng cao (thực hiện bởi chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam)
1/ Tra cứu dựa trên cơ sở dữ liệu trực tuyến
Bước 1: Truy cập địa chỉ tra cứu thương hiệu, nhãn hiệu.
Có 2 địa chỉ mà bạn có thể tra cứu:
- http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php: Đây là trang web thuộc thư viện số về sở hữu công nghiệp của Việt Nam; tại trang web này người dùng tin có thể tìm kiếm thông tin về các đơn đăng ký nhãn hiệu đã công bố/được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.
- http://www.wipo.int/madrid/monitor/en/index.jsp: Đây là trang web tra cứu thông tin nhãn hiệu của WIPO, tại trang web này, người dùng tin có thể tra cứu thông tin các nhãn hiệu của các quốc gia thành viên nộp theo hệ thống Madrid, trong đó bao gồm các nhãn hiệu quốc tế có chỉ định Việt Nam.
Bước 2: Nhập thông tin và tìm kiếm
Nhập những thông tin bạn cần tra cứu vào ô tìm kiếm, bao gồm:
- Tên nhãn hiệu: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ PEPSI (đối với nhãn hiệu chữ).
- Nhóm dịch vụ/ sản phẩm: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ. Ví dụ: nhóm 14
- Phân loại hình: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình). Ví dụ: Phân loại hình:06.01
- Tên sản phẩm/ dịch vụ: nhập thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nước giải khát).
Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.
Kết quả sẽ được trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.
Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức này chỉ mang tính chất tham khảo. Thời gian đăng ký thương hiệu khá dài nên thông tin trên hệ thống thường không đầy đủ, nên kết quả tra cứu trực tuyến chỉ chính xác được từ 50% do dữ liệu trực tuyến chưa được cập nhật.
2/ Tra cứu nhãn hiệu nâng cao
Tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu nâng cao là hình thức tra cứu mất phí, được thực hiện với sự trợ giúp của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu nâng cao, khách hàng sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ làm việc với một chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Bạn có thể ủy quyền cho Thuế Ánh Dương để giúp bạn thực hiện tra cứu nâng cao.
Cách tra cứu nhãn hiệu nâng cao cho kết quả có thể đánh giá được trên 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu.
Trên đây là tất cả thông tin về hướng dẫn Tra cứu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu. Nếu bạn còn có thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ Thuế Ánh Dương để được tư vấn miễn phí.
Tham khảo thêm
Dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền
Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu