Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

3 ngày làm việc sau khi nộp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giấy phép kinh doanh). Nhưng công ty của bạn vẫn chưa thể hoạt động ngay được, bạn cần phải thực hiện thêm các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn từng bước cần phải làm, sau khi bạn được cấp giấy phép kinh doanh.

1/ Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp là thủ tục bắt buộc. Ngay khi nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần nộp Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ gồm:

Số lượng: 1 bộ

Nơi nộp: Nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở kinh doanh

Phí: 300.000 VND/ lần

Nhận giấy biên nhận và tra cứu kết quả xem bố cáo đã được đăng tải chưa tại đây.

2/ Khắc dấu và thông báo mẫu dấu

Liên hệ với công ty khắc dấu để khắc dấu tròn cho doanh nghiệp. Chi phí khắc dấu thường khoảng 350.000 – 450.000 VND.

Nộp thông báo mẫu dấu theo Phụ lục II-8, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

Nơi nộp: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố, nơi đặt trụ sở kinh doanh. Hoặc nộp qua mạng tại dangkyquamang.dkkd.gov.vn (Xem hướng dẫn tại đây)

3/ Lập và thông báo số tài khoản ngân hàng của công ty

Bạn đến ngân hàng để lập tài khoản cho công ty. Bạn có thể chọn bất cứ chi nhánh ngân hàng nào gần bạn để tiện cho việc giao dịch.

Nên chuẩn bị tiền để nạp vào tài khoản này bao gồm: Ký quỹ lập tài khoản 1.000.000 VND (nếu có) + tiền thuế môn bài (2.000.000 – 3.000.000 VND tùy theo vốn điều lệ)

Thông báo số Tài khoản ngân hàng cho cơ quan đăng ký kinh doanh (có thể thực hiện qua mạng). Xem chi tiết

4/ Treo biển tại công ty và mua chữ ký số

Bạn cần phải treo biển tại trụ sở công ty. Pháp luật không yêu cầu về kích thước biển hiệu. Bạn chỉ cần liên hệ các công ty làm biển hiện và treo biển có kích thước 20 x 30 cm hoặc 30 x 40 cm là đã hợp lệ.

Liên hệ các đơn vị cung cấp để mua chữ kí số. Chi phí: 1.000.000 – 2.000.000 VND/ năm

5/ Đăng ký thuế điện tử

Ở bước này, bạn sẽ dễ gặp phải rắc rối về cài đặt phần mềm.

Bạn cần xem chi tiết Hướng dẫn đăng ký thuế qua mạng điện tử lần đầu để thực hiện dễ dàng hơn.

Tại bước này, bạn sẽ đăng ký thêm tài khoản ngân hàng đã tạo và chữ ký số đã mua vào tài khoản thuế.

Bạn cần ra ngân hàng để gửi xác nhận sau khi đăng ký xong.

6/ Nộp thuế môn bài

Nộp thuế môn bài qua tài khoản thuế và tài khoản ngân hàng đã tạo tại  thuedientu.gdt.gov.vn

Phí thuế môn bài: 2.000.000 hoặc 3.000.000 VND / năm tùy theo vốn điều lệ công ty

  • Vốn điều lệ dưới 10 tỷ: thuế môn bài 2.000.000 VND/năm
  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ: thuế môn bài 3.000.000 VND/năm

Nếu công ty của bạn thành lập từ ngày 1 tháng 7 đến 31 tháng 12 thì chỉ đóng phí môn bài nửa năm, tức là 1.000.000 VND hoặc 1.500.000 VND.

7/ Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Chuẩn bị hồ sơ gồm:

1/ Công văn đề nghị sử dụng đặt in hoá đơn GTGT (nếu doanh nghiệp muốn đặt in hoá đơn Giấy – hoá đơn viết tay) – Tải mẫu

2/ Tờ khai đăng ký thực hiện hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn – Tải mẫu

3/ Bảng đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định – Tải mẫu

4/ Quyết định bổ nhiệm kế toán – Tải mẫu

5/ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc – Tải mẫu

6/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy tờ chứng thực của đại diện pháp luật sao y chứng thực hoặc photo (tuỳ chi cục thuế quận)

7/ Giấy uỷ quyền (trường hợp uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ) – Tải mẫu

Ngoài ra, một số chi cục thuế sẽ yêu cầu thêm các Giấy tờ khác như: Thông tin doanh nghiệp, Hợp đồng thuê nhà (hoặc hợp đồng mượn nhà), …

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hoá đơn điện tử, khi nộp hồ sơ khai thuế ban đầu thì không cần nộp mẫu Công văn đề nghị sử dụng đặt in hoá đơn GTGT.

Nơi nộp hồ sơ: Chi cục thuế quận/ huyện, nơi đặt trụ sở kinh doanh.

Thời gian giải quyết:

Doanh nghiệp có thể tự kiểm tra cơ quan quản lý thuế của Doanh nghiệp thông qua trang web http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp của Tổng Cục Thuế.

Trung bình trong vòng 5-7 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ nhận được Thông báo về việc sử dụng hoá đơn đặt in.

8/ Thực hiện nghĩa vụ thuế

Trong suốt quá trình hoạt động, công ty phải thực hiện đầy đủ và kịp thời những nghĩa vụ sau:

  • Lập sổ sách kế toán của DN.
  • Báo cáo thuế hàng tháng/ quý
  • Báo cáo sử dụng lao động mỗi năm 2 lần
  • Báo cáo tài chính mỗi năm 1 lần
  • Đóng thuế môn bài Nộp 1 năm/lần, chậm nhất vào ngày 30/01.
  • Nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN

Lưu ý: Nếu công ty của bạn hoạt động trong những ngành nghề có điều kiện, bạn phải thực hiện thêm thủ tục xin giấy phép kinh doanh con thì mới có thể hoạt động hợp pháp.

Trên đây là Hướng dẫn về các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn chưa rõ và còn vướng mắc về các thủ tục thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Thuế Ánh Dương để được tư vấn miễn phí.

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói Thuế Ánh Dương chỉ 2.100.000 VND
đã bao gồm các lệ phí nộp cho nhà nước.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Những điều cần biết khi thành lập công ty

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Danh sách ngành nghề yêu cầu ký quỹ vốn

Danh sách ngành, nghề kinh doanh cần có giấy phép con

Hotline: 0777.68.68.86