Cách đăng ký thương hiệu thực phẩm gồm nội dung về việc hướng dẫn quy trình đăng ký thương hiệu cho thực phẩm. Sau khi đăng ký xong, sản phẩm của bạn sẽ được bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu.
Thương hiệu, nhãn hiệu đối với ngành hàng thực phẩm có tầm quan trọng rất lớn. Sự sáng tạo, khác biệt, gây ấn tượng trong việc thiết kế nhãn hiệu, là một phương thức quảng bá thương hiệu hiệu quả đến người tiêu dùng, quyết định hành vi mua hàng. Nhãn hiệu còn được coi là một tài sản vô hình và có giá trị bền vững theo thời gian đối với doanh nghiệp. Vì vậy, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thực phẩm rất quan trọng.
Thời gian đăng ký bảo hộ thương hiệu tương đối lâu, thực tế thường kéo dài từ 16 – 24 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ. Vì vậy, doanh nghiệp nên chủ động đăng ký sớm để tiết kiệm thời gian.
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ
Phân nhóm nhãn hiệu, thương hiệu thực phẩm
Xác định phạm vi bảo hộ thương hiệu bằng việc phân nhóm nhãn hiệu, thương hiệu thực phẩm. Theo bảng phân loại Ni xơ thì các sản phẩm thực phẩm được phân nhóm như sau:
Nhóm 29: Thực phẩm có nguồn gốc động vật cũng như rau và các sản phẩm trong vườn có thể ăn được, đã được chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản. Gồm: Thịt, cá, gia cầm và thú săn; Chất chiết ra từ thịt; Rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt ướt, mứt quả ướt; Trứng; Sữa, pho mát, bơ, sữa chua và các sản phẩm sữa khác; Dầu thực vật và mỡ dùng cho thực phẩm….
Nhóm 30: Thực phẩm có nguồn gốc thực vật đã chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản cũng như các loại gia vị dùng cho thực phẩm. Gồm: Cà phê, chè, ca cao và cà phê nhân tạo; Gạo, mì sợi và mì ống; Bột sắn và bột cọ; Bột và chế phẩm làm từ ngũ cốc; Bánh mì, bánh ngọt và bánh kẹo; Sô cô la; Kem, kem trái cây và các loại đá lạnh khác ăn được; Đường, mật ong, nước mật đường; Men, bột nở; Muối, gia vị, thảo mộc đã bảo quản; Dấm, nước xốt và các loại gia vị khác; Kem (nước đông lạnh).
Nhóm 5: Thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh; chất bổ sung ăn kiêng và một số thực phẩm gốc thực vật. Gồm: Các chế phẩm dược, y tế và thú y; Chế phẩm vệ sinh dùng cho mục đích y tế; Thực phẩm và chất dinh dưỡng phù hợp cho việc sử dụng trong y tế hoặc thú y, thực phẩm cho em bé; Chất bổ sung ăn kiêng cho người và động vật; Cao dán, vật liệu dùng để băng bó; Vật liệu để hàn răng, sáp nha khoa; Chất tẩy uế; Chất diệt động vật có hại; Chất diệt nấm, chất diệt cỏ.
Ngoài ra, còn các nhóm phân loại khác. Có thể tra cứu phân nhóm nhãn hiệu, thương hiệu thực phẩm tại Bảng phân loại Ni xơ theo bảng chữ cái. (Tải về Bảng phân loại Ni xơ)
Tra cứu thương hiệu, nhãn hiệu thực phẩm
Hãy tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp hồ sơ đăng ký. Và chỉ nộp hồ sơ khi có khả năng cao.
Thời gian đăng ký bảo hộ thương hiệu tương đối lâu, thực tế thường kéo dài từ 16 – 24 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ. Vì vậy, việc tra cứu thương hiệu, nhãn hiệu trước khi nộp hồ sơ là rất quan trọng. Tra cứu giúp doanh nghiệp, cá nhân xác định xem nhãn hiệu, thương hiệu dự định đăng ký của bạn có bị trùng hoặc tương tự, gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã đăng ký khác hay không. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, doanh nghiệp chỉ nên nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khi xác định khả năng đăng ký thành công cao.
Bạn có thể tham khảo thêm Cách tra cứu thương hiệu, nhãn hiệu
Cách đăng ký thương hiệu thực phẩm
Sau khi đã Phân nhóm (xác định phạm vi bảo hộ) và nhận thấy hồ sơ có khả năng thành công cao qua tra cứu, thì có thể nộp hồ sơ theo thủ tục đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu như sau:
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo gồm có:
1/ 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, theo mẫu 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
2/ 05 mẫu nhãn hiệu cần đăng ký. Các nhãn hiệu này phải trình bày trong kích thước chuẩn, không nhỏ hơn 8 x 8 mm, và không lớn hơn 80 x 80mm. Mỗi mẫu nhãn hiệu có 3 thành phần chính gồm: hình ảnh, chữ và slogan có ý nghĩa của công ty.
3/ Chứng từ nộp phí, lệ phí.
4/ Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức;
5/ Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp)
Nơi nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu
Có 2 cách nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ.
1. Nộp hồ sơ giấy
Nộp hồ sơ giấy tại 1 trong các địa chỉ sau:
– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
– Nộp qua bưu điện: người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các địa chỉ nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
2. Nộp trực tuyến
Để nộp trực tuyến, khách hàng cần có chứng thư số và chữ ký số.
Thực hiện nộp trực tuyến tại địa chỉ: dvctt.noip.gov.vn
Thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng
– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Trong vòng 1 năm (thực tế thường từ 16 – 24 tháng) kể từ ngày nộp đơn, khách hàng sẽ nhận được thông báo cấp văn bằng bảo hộ độc quyền thương hiệu.
Lệ phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu phải nộp gồm có:
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
– Phí tra cứu phục vụ Thẩm định nội dung: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.
Trên đây là tất cả thông tin về hướng dẫn Cách đăng ký thương hiệu thực phẩm. Nếu bạn còn có thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ Thuế Ánh Dương để được tư vấn miễn phí.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Thuế Ánh Dương
Phí dịch vụ đăng ký logo, nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền tại Thuế Ánh Dương chỉ từ 1.000.000đ bao gồm:
- Phí tư vấn và kiểm tra thương hiệu có bị trùng hay không.
- Phí soạn toàn bộ hồ sơ đăng ký logo thương hiệu.
- Phí dịch vụ ký hồ sơ tận địa chỉ khách hàng.
- Phí dịch vụ nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.
LIÊN HỆ NGAY: 0938.707.589 MR BẢO BÙI
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Tham khảo thêm
Tra cứu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền
Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu