Mở shop quần áo cần có giấy phép kinh doanh. Thông thường, bạn phải đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể để được phép hoạt động.
Mở shop quần áo cần phải có giấy phép kinh doanh.
Bạn nên đăng ký giấy phép kinh doanh khi mở shop quần áo (dù lớn hay nhỏ), để tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình rất đơn giản. Nếu shop của bạn nhỏ, thu nhập dưới 100 triệu đồng/ năm thì bạn cũng không phải đóng các loại thuế phí.
Shop quần áo là hình thức kinh doanh nhỏ lẻ. Chúng tôi khuyên bạn nên đăng ký hộ kinh doanh để tận dụng được nhiều lợi thế nhất. Trường hợp, bạn muốn thành lập doanh nghiệp hoặc công ty, bạn có thể tham khảo hướng dẫn tại đây.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn làm giấy phép đăng ký kinh doanh shop quần áo dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.
Mức xử phạt nếu không đăng ký kinh doanh.
Căn cứ Điều 6, Nghị định số 124/2015/NĐ-CP:
“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.”
Như vậy, nếu bạn mở shop quần áo nhưng không đăng ký kinh doanh, bạn có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, nếu tiếp tục vi phạm.
Thủ tục đăng ký Giấy phép đăng ký kinh doanh Shop quần áo
1/ Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể khá đơn giản, gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (Phụ lục III-2, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
- Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Khi điền hồ sơ, bạn nên tra cứu thêm mã ngành nghề để đăng ký tại đây.
Mã ngành nghề Shop quần áo tham khảo:
4771 | Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh |
4641 | Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép |
4649 | Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình |
46411 | Bán buôn vải |
46412 | Bán buôn thảm, đệm, chăn, màn, rèm, ga trải giường, gối và hàng dệt khác |
46413 | Bán buôn hàng may mặc |
46414 | Bán buôn giày dép |
2/ Nộp hồ sơ
Nơi nộp hồ sơ: Bộ phận một cửa – cơ quan đăng ký kinh doanh (UBND) cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Lệ phí: 100.000 đ/ lần
3/ Thời hạn giải quyết
Sau 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Lưu ý về hộ kinh doanh shop quần áo
Bạn cần lưu ý các vấn đề sau khi làm giấy phép đăng ký hộ kinh doanh quần áo.
1/ Đối tượng đăng ký: Một người hoặc một nhóm người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Một người chỉ được đăng ký 1 hộ kinh doanh cá thể tại một địa điểm duy nhất.
2/ Tên phải đảm bảo 2 thành tố đó là: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”, không được trùng tên trong phạm vi quận huyện
3/ Địa điểm kinh doanh: 1 địa điểm duy nhất, không được lập chi nhánh, địa điểm, văn phòng đại diện khác. Chung cư, địa chỉ nằm trong khu quy hoạch không được đăng ký.
4/ Ngành, nghề: không được kinh doanh ngành nghề trái pháp luật. Một số ngành đặt biệt có yêu cầu thêm như:
- Ngành spa (cắt tóc, gội đầu, massage mặt, làm móng, trang điểm): yêu cầu phải có chỗ giữ xe.
- Ngành bán buôn thức ăn đồ uống: yêu cầu phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (mặc dù đã được cấp giấy phép kinh doanh) mới hoạt động được.
- Ngành dạy yoga: yêu cầu phải có chứng chỉ bằng cấp có liên quan.
5/ Vốn:
- Pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu. Cá nhân tự đăng ký vốn
- Chịu trách nhiệm vô hạn: Khi có rủi ro kinh doanh, hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm trên toàn bộ tài sản có được, không phải số vốn đăng ký.
- Nên đăng ký vốn thấp để giảm mức thuế khi cần thiết.
6/ Số lượng lao động: tối đa 9 người
7/ Kê khai thuế đơn giản phù hợp đối với các chủ thể có nhu cầu kinh doanh các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, dịch vụ ăn uống…. Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là thuế khoán và thuế giá trị gia tăng trực tiếp, không được khấu trừ thuế đối với bạn hàng.
8/ Hóa đơn: chỉ sử dụng hóa đơn quyển hoặc hóa đơn bán lẻ từng số xin cấp tại cơ quan thuế. Không được sử dụng hóa đơn VAT.
9/ Cơ quan đăng ký và quản lý: cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh (UBND)
Thuế đối với hộ kinh doanh shop quần áo
Hộ kinh doanh shop quần áo phải nộp các loại thuế bao gồm: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật.
Đồng thời, nếu hộ kinh koanh shop quần áo có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì được miễn thuế gồm: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.
1/ Thuế môn bài
- Doanh thu dưới 100 triệu đồng/ năm: miễn thuế môn bài.
- Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm: Nộp 300.000 đồng/năm
- Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/năm: Nộp 500.000 đồng/năm
- Doanh thu trên 500 triệu/ năm: Nộp 1.000.000 đồng/năm
Nếu hộ kinh doanh cá thể thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
(Nghị định 139/2016/NĐ-CP)
2/ Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) và Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN)
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
Thuế khoán: Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế là theo phương pháp khoán.
Cách tính:
- Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
- Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Tỷ lệ thuế GTGT:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%
Tỷ lệ thuế TNCN:
- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 7%
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 30%
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 15%
- Hoạt động kinh doanh khác: 12%
(Tham khảo Thông tư 92/2015/TT-BTC)
3/ Hóa đơn VAT?
Hộ kinh doanh không được sử dụng hóa đơn VAT, không được khấu trừ thuế đối với bạn hàng.
Tuy nhiên, hộ kinh doanh có thể sử dụng hóa đơn quyển hoặc hóa đơn bán lẻ từng số xin cấp tại cơ quan thuế.
Trên đây là hướng dẫn về vấn đề: Mở shop quần áo có cần giấy phép kinh doanh không? Nếu bạn chưa rõ và còn vướng mắc về các thủ tục làm giấy phép kinh doanh, vui lòng liên hệ Thuế Ánh Dương để được tư vấn miễn phí.
Nếu shop quần áo của bạn lớn, có nhiều lao động và cần mở rộng chi nhánh, thì bạn nên đăng ký thành lập công ty.
Tham khảo các vấn đề về thành lập công ty: