Một số lưu ý trước khi thành lập Văn phòng đại diện

Một số lưu ý trước khi thành lập Văn phòng đại diện nêu ra các vấn đề bạn cần biết để có quyết định đúng đắn hơn khi quyết định thành lập loại hình này.

Tuy có lợi thế về việc tránh được một số nghĩa vụ về thuế, song VPĐD vẫn phải nộp báo cáo thường niên. Dưới đây là một số nội dung đáng lưu ý:

Một số lưu ý trước khi thành lập Văn phòng đại diện

1/ Chức năng của VPĐD

Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, chỉ có chức năng liên lạc, hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp thông tin, thực hiện các hoạt động nghiên cứu, tiếp cận thị trường.

Doanh nghiệp có nhu cầu nghiên cứu thị trường hoặc quảng bá thương hiệu thì nên thành lập VPĐD.

“VPĐD không trực tiếp kinh doanh, không được ký các hợp đồng kinh doanh với dấu của VPĐD, nhưng vẫn được ký kết các hợp đồng theo sự ủy quyền của doanh nghiệp đã mở VPĐD đó; hợp đồng đó sẽ đóng dấu của doanh nghiệp.”

Trích Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2005

Đối với doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh, có thể thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh.

Tham khảo thêm

Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện?

Phân biệt Chi nhánh, văn phòng đại diện và Địa điểm kinh doanh

2/ Văn phòng đại diện có con dấu hay không?

Văn phòng đại diện khác tỉnh có quyền đăng ký con dấu để thuận tiện hoạt động, tuy nhiên VPĐD không được phép sử dụng con dấu này để ký kết hợp đồng. VPĐD chỉ được kí hợp đồng dưới sự ủy quyền và dùng phải dấu của công ty mẹ.

VPĐD phải đăng kí mẫu dấu trước khi sử dụng.

3/ Vấn đề về thuế của văn phòng đại điện

VPĐD không thực hiện chức năng kinh doanh, không phát sinh doanh thu nên:

  • Không phải đóng thuế môn bài
  • Không phải khai hồ sơ thuế
  • Không phải báo cáo thuế.
  • Đối với thuế TNCN của nhân viên văn phòng, do công ty mẹ trả lương và nộp thay.

Lưu ý: Nghị định 139/2016/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2017 có quy định về thuế môn bài của văn phòng đại diện có hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng thực tế, VPĐD không có chức năng kinh doanh nên không phải nộp thuế môn bài theo nghị định này.

4/ Tên của văn phòng đại diện

Tên VPĐD phải mang theo cụm từ “Văn phòng đại diện” và tên công ty gồm các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

Không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” trong phần tên riêng của văn phòng đại diện.

5/ Địa chỉ đặt VPĐD

Địa chỉ đăng ký văn phòng đại diện không được là căn hộ chung cư, nhà tập thể.

6/ Nghĩa vụ của VPĐD

  • Treo biển tại địa chỉ đăng ký gồm tên văn phòng, địa chỉ trụ sở, cơ quan chủ quản, số điện thoại.
  • Khi có bất cứ thông tin thay đổi nào, cần làm thủ tục thay đổi theo đúng quy định pháp luật.
  • Gửi báo cáo định kỳ hàng năm trước ngày 30/1 về Sở Công Thương. (Nghị định 07/2016/NĐ-CP, Biểu mẫu BC-1 của Thông tư số 11/2016/TT-BCT ngày 05/7/2016)
  • Có trách nhiệm giải trình khi có bất cứ cơ quan nào có thẩm quyền yêu cầu.

Nội dung báo cáo thường niên của VPĐD:

  • Thông tin và số lượng NV hiện tại.
  • Thông tin và số lượng NV đã nghỉ.
  • Hoạt động thương mại (Các hoạt động chính và kết quả trong năm)
  • Các hoạt động khác.

Xử phạt khi nộp báo cáo không đúng hạn:

  • Mức phạt có thể lên đến 40,000,000 VND
  • Ảnh hưởng đến việc gia hạn giấy phép

7/ Người đứng đầu VPĐD

Người này có thể mang quốc tịch nước ngoài hoặc là người Việt Nam, có trách nhiệm về hoạt động của văn phòng trong phạm vi đã được ủy quyền.

Nếu bạn đã rõ về một số lưu ý trước khi thành lập Văn phòng đại diện và có quyết định thành lập, bạn có thể tham khảo:

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Thuế Ánh Dương cung cấp dịch vụ thành lập văn phòng đại diện nhanh chóng, chính xác, chuyên nghiệp. Giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian. Liên hệ ngay 0938.707.589 (Mr Bảo) để được tư vấn miễn phí.

Hotline: 0777.68.68.86