Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện?

Thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện phụ thuộc vào chức năng mà công ty mẹ cần. Điểm khác biệt lớn nhất là chi nhánh có thẩm quyền để trực tiếp kí kết hợp đồng và thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời.

Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện

Khái niệm chi nhánh và văn phòng đại diện

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó”

Tham khảo Điều 45, Luật doanh nghiệp 2014

“VPĐD không trực tiếp kinh doanh, không được ký các hợp đồng kinh doanh với dấu của VPĐD, nhưng vẫn được ký kết các hợp đồng theo sự ủy quyền của doanh nghiệp đã mở VPĐD đó; hợp đồng đó sẽ đóng dấu của doanh nghiệp.”

“Chi nhánh có quyền ký các hợp đồng kinh tế nhân danh chi nhánh, đóng dấu chi nhánh.”

Trích Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2005

Như vậy, điểm khác biệt lớn nhất giữa văn phòng đại diện và chi nhánh là VPĐD không thể trực tiếp kí kết hợp đồng mà phải thực hiện theo sự ủy quyền của doanh nghiệp và đóng dấu của công ty mẹ.

VPĐD được lập ra để bảo vê quyền lợi của doanh nghiệp gồm các chức năng như liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; văn phòng có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vị xâm phạm sở hữu trí tuệ của của công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ; đại diện công ty khiếu kiện về sự vi phạm nói trên… Ngoài ra, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác.

Sự khác biệt về chức năng

Chi nhánh: vừa thực hiện chức năng kinh doanh, vừa được phép đại diện theo ủy quyền

  • Chi nhánh có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh trong các ngành nghề đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh chi nhánh.
  • Chi nhánh có thể có con dấu riêng và kí kết hợp đồng bằng con dấu đó.
  • Đối với các ngành nghề không đăng ký, chi nhánh có thể thực hiện chức năng đại diện doanh nghiệp theo ủy quyền để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. Cần phải có giấy ủy quyền của công ty mẹ đối với các ngành nghề chưa đăng ký.

Văn phòng đại diện: chỉ thực hiện được chức năng địa diện theo ủy quyền của doanh nghiệp.

  • Văn phòng đại diện chỉ có chức năng giao dịch và tiếp thị. Mục đích của văn phòng đại diện được hiểu một cách đơn giản là nơi để quảng bá các sản phẩm của doanh nghiệp, là nơi để giải đáp, tư vấn cho khách hàng.
  • Văn phòng đại diện không thể kí kết hợp đồng trực tiếp, sử dụng con dấu của công ty mẹ khi kí hợp đồng.
  • Cần phải có giấy ủy quyền của doanh nghiệp khi kí kết hợp đồng. Giấy ủy quyền này phải ghi rõ về nội dung ký kết.

Khác biệt về hình thức kế toán

Đối với chi nhánh

Có thể chọn hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập.

1/ Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

Nếu chi nhánh cùng tỉnh: công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm làm báo cáo thuế hàng quý, hàng năm, sử dụng chữ ký số công ty mẹ để nộp thuế môn bài.

Nếu chi nhánh khác tỉnh: chi nhánh sẽ phải khắc con dấu riêng, mua chữ ký số riêng để nộp thuế môn bài, làm báo thuế hàng quý nhưng báo cáo tài chính cuối năm công ty mẹ sẽ quyết toán.

2/ Chi nhánh hạch toán độc lập:

Dù cùng tỉnh hoặc khác tỉnh, đều phải mua chữ ký số riêng, làm khai thuế ban đầu như hồ sơ công ty mẹ, làm báo thuế hàng quý và quyết toán thuế cuối năm

Đối với Văn phòng đại diện

Chỉ có hình thức hạch toán phụ thuộc. Công ty mẹ sẽ nộp tờ khai lệ phí môn bài, nộp thuế môn bài, kê khai thuế cho văn phòng đại diện.

Thủ tục thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện đơn giản hơn thành lập chi nhánh rất nhiều do không phải đăng ký con dấu, kê khai thuế thuế ban đầu,…

Như vậy, ưu điểm lớn nhất của văn phòng đại diện là không phát sinh các thủ tục liên quan đến báo cáo thuế cũng như không phải nộp thuế môn bài. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại điện cùng tỉnh thành phố hoặc khác tỉnh thành phố đều được.

Tuy nhiên, còn một hình thức đăng ký khác mà doanh nghiệp cần lưu ý là địa điểm kinh doanh. Địa điểm kinh doanh cũng có ưu điểm như văn phòng đại điện, tuy nhiên nó được phép thực hiện thêm các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ phải đóng thuế môn bài cho 01 địa điểm là 1.000.000 đồng/năm.

Trên đây là những điểm khác biệt để bạn có thể cân nhắc rõ ràng về việc nên chọn thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện. Nếu bạn còn đang phân vân, bạn có thể liên hệ với công ty Thuế Ánh Dương để được tư vấn miễn phí.

Tham khảo thêm

Phân biệt Chi nhánh, văn phòng đại diện và Địa điểm kinh doanh

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Một số lưu ý trước khi thành lập Văn phòng đại diện

Dịch vụ thành lập chi nhánh chỉ từ 700.000 vnđ

Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện chỉ từ 500.000 vnđ

LIÊN HỆ TƯ VẤN THÀNH LẬP CHI NHÁNH NGAY:
0938.707.589 MR BẢO BÙI

Hotline: 0777.68.68.86