Thành lập chi nhánh khác tỉnh là một phương án để mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ưu điểm của chi nhánh là có thể thực hiện được toàn bộ chức năng của doanh nghiệp như: kinh doanh, kí kết hợp đồng, đại diện….
Ưu điểm và nhược điểm của chi nhánh
Chi nhánh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Ưu điểm:
- Được phép hoạt động kinh doanh giống như công ty mẹ
- Có con dấu riêng với tên chi nhánh
- Được kí kết hợp đồng kinh tế thay công ty mẹ
- Thuận lợi giao tiếp với khách hàng tại địa phương
- Có thể lựa chọn chế độ kế toán: độc lập hoặc phụ thuộc
Nhược điểm:
- Phát sinh các thủ tục về khai báo thuế, kế toán, quyết toán thuế tại chi nhánh
- Thủ tục thành lập phức tạp (tương tự như thành lập công ty mới)
- Thủ tục chấm dứt hoạt động phức tạp do phải quyết toán thuế.
Lưu ý:
- Bạn nên cân nhắc kĩ để lựa chọn chế độ kế toán độc lập hay phụ thuộc. Sẽ có khối lượng lớn công việc phát sinh khi lựa chọn chế độ kế toán.
- Đối với chi nhánh có đăng ký ngành ăn uống thì sẽ luôn mặc định là hạch toán độc lập, vì ngành này đăng ký hoạt động ở quận nào thì cơ quan thuế quận đó sẽ quản lý.
- Ngành nghề: chi nhánh được đăng ký một phần hoặc toàn bộ ngành, nghề của công ty mẹ.
- Nếu bạn muốn hạn chế các vấn đề về kế toán và thuế, bạn có thể cân nhắc thành lập địa điểm kinh doanh.
Bạn nên tham khảo thêm:
Chi nhánh nên hạch toán độc lập hay phụ thuộc?
Phân biệt Chi nhánh, văn phòng đại diện và Địa điểm kinh doanh
Hồ sơ thành lập chi nhánh khác tỉnh
1/ Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật ký, Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
2/ Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần, của các thành viên công ty hợp doanh)
3/ Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này)
4/ Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
5/ Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh:
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
6/ Đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) sẽ được yêu cầu
7/ Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
8/ Giầy tờ ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục (do pháp luật quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành thủ tục này).
Riêng đối với chi nhánh thành lập tại nước ngoài, Công ty phải thông báo cho Sở kế hoạch và đầu tư tại trụ sở chính trong vòng 30 ngày kể từ khi mở chi nhánh. Hồ sơ gồm:
1/ Thông báo về việc lập chi nhánh ở nước ngoài (Phụ lục II-12, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT).
2/ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương.
Đối với thương nhân nước ngoài, muốn lập chi nhánh tại Việt Nam, tham khảo hồ sơ tại đây.
Nơi nộp hồ sơ
Nơi nộp, hình thức nộp:
- Nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch và đầu tư tại nơi mở chi nhánh.
- Nộp online qua mạng.
Danh sách địa chỉ phòng đăng ký kinh doanh tại các địa phương trên cả nước.
Thời gian xử lý hồ sơ:
Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ tại Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp GPKD chi nhánh công ty.
Thủ tục cần làm sau khi có giấy phép
1/ Đăng bố cáo: thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
2/ Khắc dấu và thông báo mẫu dấu:
Trường hợp chi nhánh có sử dụng con dấu riêng, bạn cần thông báo mẫu dấu theo Phụ lục II-8, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
Nộp tại sở kế hoạch đầu tư nơi đặt chi nhánh hoặc nộp online qua Cổng thông tin quốc gia.
3/ Treo biển tại chi nhánh
4/ Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản cho chi nhánh (nếu có)
5/ Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại cục thuế quận, huyện nơi đặt chi nhánh.
6/ Nộp thuế môn bài
- Chi nhánh hạch toán độc lập: Kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan quản lý chi nhánh.
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
- Trường hợp chi nhánh ở cùng tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế trụ sở chính.
- Trường hợp chi nhánh ở khác tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai và tiền thuế môn bài tại chi nhánh.
Đến đây, bạn đã hoàn tất thủ tục thành lập chi nhánh khác tỉnh.
Bạn nên xem chi tiết về chế độ kế toán độc lập và phụ thuộc, để rõ ràng hơn về các loại báo cáo và thuế phải nộp.
Thuế Ánh Dương cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh nhanh chóng, chính xác, chuyên nghiệp. Giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian. Liên hệ ngày 0938.707.589 (Mr Bảo) để được tư vấn miễn phí.
Bạn nên tham khảo
Chi nhánh nên hạch toán độc lập hay phụ thuộc?
Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện?
Phân biệt Chi nhánh, văn phòng đại diện và Địa điểm kinh doanh