Thủ tục giải thể chi nhánh tại cơ quan thuế hay còn gọi là thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế (đóng mã số thuế) của chi nhánh. Đây được xem là bước khó nhất và phức tạp nhất trong quy trình giải thể chi nhánh cũng như doanh nghiệp.
Để tiến hành giải thể chi nhánh thành công, thì công ty bắt buộc phải thông qua bước chấm dứt hiệu lực mã số thuế (chốt thuế, đóng mã số thuế) của chi nhánh. Cả chi nhánh hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc đều phải thực hiện thủ tục này.
Chuẩn bị trước khi thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan thuế
Ở bước này, bạn sẽ phải làm việc với cơ quan thuế để quyết toán thuế. Vì vậy, công ty cần phải kê khai và quyết toán thuế đầy đủ cho chi nhánh đến thời điểm có quyết định chấm dứt hoạt động. Đồng thời, công ty phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, sổ sách để cơ quan thuế kiểm tra. Chuẩn bị thông tin để giải trình trong trường hợp cần thiết.
Đối với chi nhánh hạch toán độc lập, trước khi làm thủ tục đóng mã số thuế, chi nhánh cần phải nộp đầy đủ báo cáo gồm:
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (nếu có)
- Thông báo hủy hóa đơn (Nếu có)
- Báo cáo thuế giá trị gia tăng
- Báo cáo thuế thu nhập cá nhân
- Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp
- Báo cáo tài chính
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc, không phải nộp những báo cáo trên.
Thủ tục giải thể chi nhánh tại cơ quan thuế
Như đã để cập ở trên, quá trình làm việc với cơ quan thuế được xem là bước khó nhất và kéo dài nhất trong thủ tục giải thể. Nếu hoàn tất xong bước này, thì bạn đã đi được 80% chặng đường để giải thể chi nhánh cũng như công ty.
Để bắt đầu thủ tục này, bạn cần chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn sau.
Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh
Hồ sơ đóng mã số thuế bao gồm:
- Thông báo đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (Tải mẫu số 24/ĐK-TCT trong Thông tư 95/2016/TT-BTC)
- Quyết định giải thể chi nhánh.
- Thông báo giải thể chi nhánh.
- Biên bản họp về việc giải thể chi nhánh (công ty TNHH 2 thành viên, hợp danh hoặc cổ phần)
- Văn bản xác nhận không còn nợ thuế của Tổng cục hải quan
- Cam kết chưa đặt in hóa đơn (Nếu chi nhánh không in hóa đơn).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (nếu có).
Nơi nộp hồ sơ:
- Chi nhánh hạch toán độc lập: Chi cục thuế quận, huyện nơi đặt trụ sở chi nhánh.
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Chi cục thuế cấp quận, huyện nơi đặt trụ sở công ty.
Cách nộp hồ sơ: Chỉ nộp trực tiếp.
Lệ phí: Miễn phí
Thời hạn giải quyết: 5 – 10 ngày làm việc.
Bước 2: Nhận xác nhận đang làm thủ tục đóng mã số thuế.
Sau khi hoàn thành bước 1, bạn sẽ nhận được phiếu hẹn nhận trả kết quả. Đến ngày nhận, bạn phải đến chi cục thuế để nhận giấy xác nhận đang làm thủ tục đóng mã số thuế.
Khi có giấy này rồi, cơ quan thuế sẽ yêu cầu bạn kê khai, quyết toán thuế đầy đủ để kiểm tra. Trên giấy hẹn sẽ thông tin đội thuế phụ trách để bạn có thể liên hệ.
Thời gian đóng mã số thuế bao lâu phụ thuộc vào quá trình làm việc, kiểm tra sổ sách, giải trình, giữa bạn và cơ quan thuế. Nếu bạn không có gì sai sót, phải giải trình, thì bạn sẽ nhận được giấy xác nhận không nợ thuế của Chi Cục thuế và quyết định chấm dứt mã số thuế chi nhánh.
Đến bước này, thì thủ tục giải thể chi nhánh với cơ quan thuế đã hoàn tất.
Bước 3: Thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Sau khi có giấy xác nhận không nợ thuế và quyết định chấm dứt mã số thuế của chi nhánh, thì công ty có thể làm thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Đây là bước cuối cùng trong thủ tục giải thể chi nhánh. Bước này đơn giản hơn và dễ thành công.
Nếu bạn chưa rõ về quy trình thủ tục giải thể chi nhánh và chưa biết cách thực hiện bước này, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với Thuế Ánh Dương để được giải đáp và tư vấn miễn phí.
Thuế Ánh Dương cung cấp Dịch vụ giải thể chi nhánh chất lượng, giá tốt, chuyên nghiệp tại Tp.HCM. Sử dụng dịch vụ tại Thuế Ánh Dương sẽ là một quyết định đúng đắn, mang đến nhiều lợi ích, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức và đem lại sự hài lòng cho khách hàng.