Thủ tục thành lập chi nhánh công ty

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty hiện nay cũng tương tự như mở một công ty vậy. Đồng thời, có nhiều vấn đề cần được chú ý thêm khi đăng ký như chi nhánh cùng tỉnh hay khác tỉnh, hạch toán độc lập hay phụ thuộc, thương nhân là người nước ngoài hay người Việt Nam và ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty

Hồ sơ thủ tục thành lập chi nhánh công ty đối với thương nhân người Việt.

Chi nhánh cùng tỉnh hoặc khác tỉnh tại Việt Nam

Các công ty đã đăng ký kinh doanh ở Việt Nam, nếu muốn mở chi nhánh cùng tỉnh hoặc khác tỉnh tại Việt Nam, cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

1/ Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật ký, Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

2/ Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần, của các thành viên công ty hợp doanh)

3/ Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này)

4/ Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh

5/ Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh:

  • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
  • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;

6/ Đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) sẽ được yêu cầu

7/ Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

8/ Giầy tờ ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục (do pháp luật quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành thủ tục này).

Chi nhánh tại nước ngoài

Nếu mở chi nhánh ở nước ngoài, hồ sơ thông báo gồm:

1/ Thông báo về việc lập chi nhánh ở nước ngoài (Phụ lục II-12, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT).

2/ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương.

Nguồn tham khảo: Luật doanh nghiệp 2014

Nơi nộp hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty

Nơi nộp, hình thức nộp: Nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch và đầu tư tại nơi mở chi nhánh hoặc nộp online qua mạng. Danh sách địa chỉ phòng đăng ký kinh doanh tại các địa phương trên cả nước.

Thời gian xử lý hồ sơ: Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ tại Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp GPKD chi nhánh công ty.

Hồ sơ thủ tục thành lập chi nhánh công ty đối với thương nhân người nước ngoài

Điều kiện thành lập

Công ty nước ngoài nếu mở chi nhánh tại Việt Nam cần thỏa mãn các điều kiện cơ bản sau:

  • Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận.
  • Thương nhân nước ngoài hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký;
  • Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phải thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ Chi nhánh thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hồ sơ thành lập chi nhánh

Hồ sơ mở chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

1/ Đơn đề nghị cấp phép thành lập chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương (do đại có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký)

2/ Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương

3/ Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh

4/ Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất

5/ Bản sao điều lệ hoạt động của chi nhánh

6/ Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;

7/ Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh (hợp đồng thuê trụ sở, thỏa thuận khác về thuê, cho khai thác địa điểm…)

Nơi nộp hồ sơ và trình tự thủ tục

Nơi nộp: Sở Công Thương tỉnh/thành phố nơi dự định đặt trụ sở.

Đối với các chi nhánh doanh nghiệp nằm trong khu kinh tế, khu công nghiệp thì do hồ sơ sẽ được nhận và xử lý bởi Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp đó.

Thời gian xử lý:

  • Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Sở Công Thương ra thông báo sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
  • Sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương cấp Giấy phép hoặc không cấp Giấy phép và phải nêu rõ nguyên nhân.

Nguồn tham khảo: Nghị định số 07/2016/NĐ-CP

Lưu ý quan trọng khi thành lập chi nhánh

1/ Địa chỉ chi nhánh cùng tỉnh: địa chỉ này có thể trùng với địa chỉ công ty mẹ

2/ Ngành nghề kinh doanh:

Chi nhánh chỉ được đăng ký những ngành nghề mà công ty mẹ hiện có, không được đăng ký ngành nghề mà công ty mẹ chưa đăng ký.

Đối với chi nhánh khác tỉnh, cần nghiên cứu những quy định pháp luật có liên quan về ngành, nghề được phép kinh doanh tại nơi đặt trụ sở chi nhánh. Không phải tất cả các ngành nghề doanh nghiệp đăng ký đều cho phép thực hiện.

3/ Hạch toán chi nhánh:

Công ty cần nghiên cứu và cân nhắc lựa chọn hình thức hạch toán phù hợp với chi nhánh. Có 2 hình thức hạch toán: Hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc.

Hạch toán độc lập: Chi nhánh đăng ký hình thức này phải làm các công việc như sau

  • Khai thuế ban đầu lên cơ quan thuế
  • Đóng thuế môn bài chi nhánh
  • Mua thiết bị chữ ký số chi nhánh
  • Mở tài khoản ngân hàng cho chi nhánh
  • Khai báo thuế hằng quý và báo cáo tài chính cuối năm
  • Đóng thuế thu nhập chi nhánh

Hạch toán phụ thuộc: Chi nhánh đăng ký hình thức này phải làm

  • Khai thuế ban đầu lên cơ quan thuế
  • Đóng thuế môn bài chi nhánh
  • Công tác báo cáo kế toán chi nhánh gộp chung với công ty mẹ để báo cáo

Đối với chi nhánh có đăng ký ngành ăn uống thì sẽ luôn mặc định là hạch toán độc lập, vì ngành này đăng ký hoạt động ở quận nào thì cơ quan thuế quận đó sẽ quản lý.

Tham khảo thêm So sánh hạch toán độc lập và phụ thuộc

4/ Còn có các thủ tục khác chưa hoàn thành

Khi đã có giấy phép đăng ký kinh doanh của chi nhánh, bạn vẫn chưa hoàn thành hết các thủ tục để có thể đi vào hoạt động.

Bạn cần phải làm thêm các thủ tục về đăng bố cáo, khắc con dấu, tạo tài khoản ngân hàng, khai báo thuế, đóng thuế môn bài, in hóa đơn… tương tự như thành lập một công ty mới.

Tham khảo thêm:

Các bước thành lập Công ty

Phân biệt Chi nhánh, văn phòng đại diện và Địa điểm kinh doanh

Như vậy, thủ tục thành lập chi nhánh công ty khá phức tạp và bạn cần được tư vấn rõ ràng hơn để có lựa chọn đúng đắn, phù hợp với tình hình công ty. Công ty Thuế Ánh Dương sẵn sàng tư vấn miễn phí và thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh trọn gói thay bạn.

Chi phí dịch vụ thành lập chi nhánh chỉ từ 700.000 vnđ

LIÊN HỆ TƯ VẤN THÀNH LẬP CHI NHÁNH NGAY:
0938.707.589 MR BẢO BÙI

 

 

 

Hotline: 0777.68.68.86