Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng có thể được cấp thông qua hình thức đăng ký kinh doanh hộ cá thể, công ty, chi nhánh, địa điểm kinh doanh…

Các hình thức giấy phép kinh doanh cửa hàng

Nếu bạn mở một cửa hàng và cần xin giấy phép kinh doanh thì bạn có các lựa chọn sau:

1/ Đăng ký hộ cá thể

Loại giấy: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Nơi cấp: Cơ quan đăng ký kinh doanh – UBND cấp quận/huyện

Thủ tục: đơn giản, nhanh chóng

Loại thuế phải đóng:Thuế môn bài + thuế khoán (gồm Thuế GTGT, thuế TNCN)

Cơ quan quản lý thuế: Chi cục thuế quận/huyện

Ưu điểm:

  • Là hình thức ưu tiên lựa chọn hàng đầu khi mở cửa hàng
  • Thủ tục đăng ký rất đơn giản
  • Không cần quản lý chế độ sổ sách kế toán phức tạp.
  • Không phải khai báo thuế
  • Phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ, dưới 10 lao động
  • Thủ tục giải thể đơn giản

Nhược điểm:

  • Không thể mở rộng kinh doanh, chỉ mở tại 1 địa điểm duy nhất.
  • Hình thức thuế khoán nên phụ thuộc nhiều vào cán bộ thuế.
  • Mức thuế phải đóng dựa trên doanh thu, không được giảm trừ chi phí. Trong một số trường hợp, sẽ gây khó khăn cho cửa hàng vì mức thuế phải đóng không phù hợp.

Xem chi tiết:

2/ Thành lập công ty

Loại giấy: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố

Thủ tục: Phức tạp

Loại thuế phải đóng: Thuế môn bài, Thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN

Cơ quan quản lý thuế: Chi cục thuế quận/huyện

Ưu điểm:

  • Dễ dàng mở rộng kinh doanh trên phạm vi cả nước, không giới hạn số lượng lao động
  • Khai báo thuế đúng theo tình hình kinh doanh thực tế của cửa hàng
  • Chế độ sổ sách kế toán rõ ràng

Nhược điểm:

  • Thủ tục pháp lý phức tạp
  • Cần có chuyên môn về kế toán – thuế
  • Khai báo thuế hàng tháng, hàng quý, hàng năm
  • Quản lý, đóng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động
  • Thủ tục giải thể rất phức tạp

Xem chi tiết:

3/ Thành lập chi nhánh

Bạn cũng có thể thành lập chi nhánh độc lập hoặc phụ thuộc của công ty khác. Qua đó, bạn vừa có thể tận dụng được lợi ích của công ty, vừa có thể có thể giảm thiểu các thủ tục về pháp lý và thuế.

Loại giấy: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh

Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố, nơi đặt chi nhánh

Thủ tục: Khá phức tạp

Loại thuế phải đóng: Thuế môn bài, Thuế GTGT; thuế TNDN, thuế TNCN (nếu hạch toán độc lập)

Cơ quan quản lý thuế: Chi cục thuế quận/huyện

Ưu điểm:

  • Khai báo thuế đúng theo tình hình kinh doanh thực tế của cửa hàng
  • Chế độ sổ sách kế toán rõ ràng
  • Giảm thiểu số lượng sổ sách phải kê khai tại chi nhánh
  • Giảm thiểu các thủ tục pháp lý

Nhược điểm:

  • Thủ tục thành lập tương đối phức tạp
  • Phụ thuộc vào công ty mẹ
  • Vẫn phải nộp số sách kế toán về cho công ty mẹ tổng hợp
  • Thủ tục giải thể khá phức tạp

Xem chi tiết

4/ Thành lập địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh của công ty là một lựa chọn lý tưởng nếu như bạn có thể thực hiện. Với lựa chọn này, bạn có thể tận dụng được tối đa lợi ích của việc thành lập công ty và loại bỏ được các bất cập của thuế khoán.

Loại giấy: Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố, nơi đặt địa điểm kinh doanh

Thủ tục: Rất đơn giản

Loại thuế phải đóng: Chỉ có thuế môn bài

Cơ quan quản lý thuế: Chi cục thuế quận/huyện

Ưu điểm:

  • Thủ tục thành lập vô cùng đơn giản
  • Không phải khai báo thuế
  • Đóng thuế theo đúng tình hình kinh doanh thực tế
  • Có thể mở rộng kinh doanh
  • Có thể áp dụng chê độ sổ sách, kế toán đơn giản

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc nhiều vào công ty mẹ
  • Sổ sách kế toán, thuế được công ty mẹ kê khai

Xem chi tiết:

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng cho hộ cá thể

Có thể thấy, hộ cá thể là ưu tiên hàng đầu nếu bạn muốn xin cấp giấy phép kinh doanh cho cửa hàng (quy mô nhỏ). Thủ tục rất đơn giản. Bạn chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn dưới đây nhé.

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể khá đơn giản, gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (Phụ lục III-2, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Nơi nộp hồ sơ: cơ quan đăng ký kinh doanh (UBND) cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Lệ phí: 100.000 đ/ lần

Thời hạn giải quyết: 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu kĩ về chế độ thuế khoán của hộ kinh doanh, mời bạn tham khảo tại đây.

Trên đây là hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng. Nếu bạn chưa rõ và còn vướng mắc về các thủ tục này, vui lòng liên hệ Thuế Ánh Dương để được tư vấn miễn phí.

Hotline: 0777.68.68.86