Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh rất đơn giản, phù hợp với doanh nghiệp muốn mở rộng địa bàn. Với ưu điểm không phát sinh các thủ tục về báo cáo thuế và có thể hoạt động kinh doanh sinh lời, địa điểm kinh doanh là một lựa chọn khá tối ưu cho doanh nghiệp.

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Một số ưu điểm của địa điểm kinh doanh.

1/ Có thể tiến hành hoạt động kinh doanh sinh lời. Nhưng chỉ được đăng kí một nhóm ngành cụ thể từ công ty mẹ.

2/ Được phép thành lập cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với nơi đặt trụ sở chính và chi nhánh. (Căn cứ Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2018).

3/ Được cấp giấy chứng nhận hoạt động riêng

4/ Hạch toán phụ thuộc, do công ty mẹ thực hiện, không phát sinh các thủ tục về báo cáo thuế tại địa điểm kinh doanh.

5/ Chỉ phải nộp thuế môn bài: 1.000.000 VND/năm/ 1 địa điểm kinh doanh

6/ Có thể đặt tên riêng, không bắt buộc phải để tên công ty mẹ. Tuy nhiên, tên doanh nghiệp phải được gắn tại địa điểm kinh doanh (Khoản 2, điều 38, Luật Doanh Nghiệp 2014)

7/ Thủ tục thành lập rất đơn giản.

8/ Thủ tục chấm dứt hoạt động hoặc thay đổi địa điểm gọn nhẹ, nhanh chóng, không phải làm thủ tục chốt thuế.

Tham khảo thêm

Đặc điểm và lưu ý về địa điểm kinh doanh

Hồ sơ thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Hồ sơ thành lập địa địa điểm kinh doanh chỉ bao gồm 1 mẫu thông báo duy nhất:

  • Mẫu Thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT).
  • Văn bản ủy quyền cho người đi thực hiện hồ sơ (nếu có)

Nội dung trong mẫu thông báo gồm các thông tin sau:

a) Mã số doanh nghiệp;

b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh. Địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh không được là nhà tập thể, nhà chung cư. 

d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh. Chỉ được phép đăng ký một nhóm ngành cụ thể từ ngành nghề của công ty mẹ.

đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hp pháp khác của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

Nộp hồ sơ và trả kết quả.

Địa điểm nộp hồ sơ:

  • Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, Sở Kế hoạch đầu tư nơi đặt địa điểm kinh doanh. Danh sách địa chỉ phòng đăng ký kinh doanh tại các địa phương trên cả nước.
  • Hoặc, Nộp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại dangkyquamang.dkkd.gov.vn

Lệ phí:

  • 50.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).
  • Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử (Thông tư số 130/2017/TT-BTC)

Trả kết quả:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thuế Ánh Dương cung cấp dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh nhanh chóng, chính xác, chuyên nghiệp. Giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian. Liên hệ ngày 0938.707.589 (Mr Bảo) để được tư vấn miễn phí.

Tham khảo thêm

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Một số lưu ý trước khi thành lập Văn phòng đại diện

Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện?

 

 

Hotline: 0777.68.68.86