Kinh nghiệm thành lập công ty phần mềm gồm các vấn đề liên quan đến ngành nghề đăng ký, mức thuế suất ưu đãi, cách lựa chọn loại hình doanh nghiệp,… và một số vấn đề khác.
Thuế Ánh Dương nếu ra một số vấn đề quan trọng liên quan đến việc thành lập công ty phần mềm gồm:
- Định nghĩa về kinh doanh phần mềm
- Mã ngành nghề kinh doanh đăng ký cho lĩnh vực phần mềm
- Ưu đãi về thuế đối với lĩnh vực phần mềm
- Điều kiện thành lập công ty phần mềm
- Vốn điều lệ
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
- Tên công ty
- Địa chỉ đăng ký trụ sở
- Thủ tục thành lập công ty phần mềm
1/ Kinh doanh phần mềm là gì?
Phần mềm là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định. (khoản 12 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin)
Hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm. (Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP)
Như vậy, một công ty kinh doanh phần mềm có thể thực hiện hoạt động sản xuất phần mềm và cung cấp các dịch vụ đi kèm (bảo hành, bảo trì, tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng, tư vấn định giá, chuyển giao công nghệ, đảm bảo an toàn, an ninh, phân phối, cung ứng…).
2/ Mã ngành nghề phần mềm
Khi đăng ký thành lập công ty kinh doanh phần mềm, bạn có thể tham khảo và lựa chọn các mã ngành nghề sau đây.
Khi đăng ký, bạn nên ghi vào tất cả các ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của công ty. Thông thường, nên đăng ký từ 15 – 20 ngành nghề.
Khi đăng ký ngành nghề, bạn nên ghi rõ ràng đến mã cấp 4 của ngành nghề đó. (Xem Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam)
a/ Lập trình phần mềm:
62 | 620 | Lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính | ||
6201 | 62010 | Lập trình máy vi tính | ||
6202 | 62020 | Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính | ||
6209 | 62090 | Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính | ||
63 | Hoạt động dịch vụ thông tin | |||
631 | Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan; cổng thông tin | |||
6311 | 63110 | Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan | ||
6312 | 63120 | Cổng thông tin | ||
632 | Dịch vụ thông tin khác |
b/ Bán lẻ phần mềm:
4741 | Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh | |
47411 | Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm trong các cửa hàng chuyên doanh |
3/ Ưu đãi về thuế đối với lĩnh vực phần mềm
Theo Thông tư số 219/2013/TT-BTC, thì công ty kinh doanh phần mềm sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế như sau:
Không chịu thuế GTGT:
- Không phân biệt Doanh nghiệp sản xuất phần mềm hay kinh doanh phần mềm thì vẫn thuộc diện không chịu thuế GTGT.
- Phần mềm máy tính (không phân biệt phần mềm gia công, phần mềm do công ty tự sản xuất hay mua để bán), kể cả trường hợp bán phần mềm có kèm theo dịch vụ cài đặt thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. (Công văn 3111/TCT-CS ngày 18/08/2010 của Tổng cục thuế)
Doanh nghiệp sản xuất phần mềm được ưu đãi về thuế TNDN, kể từ khi thành lập áp dụng thuế suất như sau:
- Từ năm 1 đến năm 4: Sẽ được miễn thuế TNDN.
- Từ năm 5 đến năm 13 (9 năm tiếp theo): Giảm 50% thuế TNDN với thuế suất 10% -> Như vậy chỉ phải nộp 5% thuế TNDN.
- Từ năm 14 đến năm 15 (thuế suất 10% trong 15 năm): Thuế suất là 10%.
- Từ năm 16 trở đi: Nộp thuế TNDN như DN bình thường.
Doanh nghiệp mua/bán phần mềm không được hưởng ưu đãi về thuế TNDN như trên.
Vui lòng tham khảo các căn cứ pháp lý sau đây để rõ hơn các lĩnh vực được ưu đãi chi tiết:
- Điều 11 và 12 Thông tư 96/2015/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC)
- Khoản 1, điều 19, Thông tư số 78/2014/TT-BTC
4/ Điều kiện thành lập công ty phần mềm
Lĩnh vực phần mềm không thuộc danh mục ngành nghề có điều kiện. Vì vậy khi thành lập công ty không cần phải chứng minh vốn hoặc nộp giấy phép con,…
Riêng nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty kinh doanh phần mềm thì trước tiên phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
5/ Vốn điều lệ công ty kinh doanh phần mềm
Lĩnh vực phần mềm không có yêu cầu về vốn.
Vì vậy, công ty kinh doanh phần mềm tự đăng ký vốn và không cần phải chứng minh. Pháp luật không có yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiếu.
Công ty TNHH và công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đã đăng ký. Vì vậy, bạn nên chọn mức vốn vừa phải với tình hình kinh doanh của công ty. Vốn điều lệ càng cao thì trách nhiệm pháp lý càng cao.
6/ Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Hiện nay, có các loại hình doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty TNHH một thành viên
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
- Hợp tác xã
Trong đó, có 3 loại hình được chú trọng và đăng ký thường xuyên nhất là:
- Công ty TNHH một thành viên
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
Để xác định loại hình doanh nghiệp, bạn dựa vào số thành viên góp vốn:
- Công ty TNHH một thành viên: Có 1 thành viên góp vốn, có quyền quyết định tối cao.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: có từ 2 – 50 thành viên góp vốn.
- Công ty cổ phần: Có 3 thành viên trở lên.
Loại hình doanh nghiệp có thể thay đổi dễ dàng sau khi thành lập.
Trong quá trình kinh doanh, loại hình doanh nghiệp không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty. Hãy chọn loại hình đúng với số thành viên góp vốn của bạn. Bạn cũng có thể dễ dàng thay đổi loại hình, nên không cần quá chú trọng vào việc này.
7/ Tên công ty
Tên doanh nghiệp gồm Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
VD: Công ty TNHH XYZ, Công ty Cổ phần The Sun
Tên công ty:
- Không được trùng tên với công ty khác. Kiểm tra và tra cứu tên công ty tại đây.
- Được phép đặt tên công ty bằng tiếng Anh.
- Công ty TNHH một thành viên chỉ cần ghi loại hình là “Công ty TNHH”, không bắt buộc phải ghi “Công ty TNHH MTV”
- Nên đặt tên công ty càng ngắn càng tốt.
- Không nên đặt ngành nghề cụ thể vào tên công ty để dễ dàng cho việc mở rộng kinh doanh trong tương lai.
8/ Địa chỉ đăng ký trụ sở
Bạn nên có một địa chỉ rõ ràng để làm trụ sở kinh doanh.
Địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Hạn chế địa chỉ chưa rõ ràng. Nhưng, nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Lưu ý,
- Căn hộ chung cư không được sử dụng làm nơi đặt trụ sở chính (trừ các căn hộ dạng officetel).
- Bạn nên chắc chắn về địa chỉ trụ sở, tránh tình trạng thay đổi địa chỉ. Nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều thủ tục.
9/ Thủ tục thành lập công ty phần mềm
Hồ sơ thành lập công ty phần mềm rất đơn giản. Bạn chỉ cần bản sao y giấy CMND hoặc hộ chiếu của thành viên góp vốn là đã có thể tiến hành thủ tục thành lập công ty.
Thủ tục thành lập công ty kéo dài từ 3 – 25 ngày làm việc. Trong đó bao gồm quá trình làm việc với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Chi phí cho quá trình thành lập này là từ 5-6 triệu đồng, chưa kể phí dịch vụ.
Để rõ hơn về thủ tục thành lập công ty phần mềm, bạn vui lòng tham khảo các bài viết sau:
- Thủ tục thành lập công ty
- Hồ sơ khai thuế ban đầu
- Bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp
- Những điều cần biết khi thành lập công ty
- Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp Trọn Gói
LIÊN HỆ NHẬN TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP MIỄN PHÍ:
0938.707.589 MR BẢO BÙI