Giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh

Hiện nay, giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) là 2 loại giấy tờ hoàn toàn tách biệt. Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam phải lần lượt làm thủ tục cấp phép cả 2 loại giấy này.

Căn cứ pháp lý

Theo quy định tại điều 50, Luật đầu tư 2005, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bằng việc thành lập tổ chức kinh tế thì chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, quy định này đã thay đổi.

Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 đã tách bạch Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam phải thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, sau đó thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp hoặc pháp luật khác có liên quan đến từng loại hình tổ chức kinh tế.

Nếu doanh nghiệp đã có Giấy chứng nhận đầu tư từ trước năm 2014, thì được tiếp tục tổ chức và hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) và Điều lệ doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có một số thay đổi thì phải thực hiện thủ tục “tách giấy”.

Do sự phân biệt rạch ròi giữa hai loại giấy chứng nhận này nên các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thành lập từ trước năm 2014 cần lưu ý, xem xét và thực hiện việc:

  • Chuyển đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Tách Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Việc chuyển đổi, tách giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, được quy định tại:

Phân biệt giữa giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh

Như đã trình bày ở trên, theo quy định mới, giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) là 2 loại giấy tờ hoàn toàn tách biệt.

Trong đó, giấy chứng nhận đầu tư thường được cấp cho nhà đầu tư nước ngoài muốn thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam. Sau khi có giấy chứng nhận đầu tư, thì phải làm thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam để có giấy phép kinh doanh. Như vậy, khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư bằng việc thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam, thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đó thành lập theo luật doanh nghiệp.

Chi tiết về sự khác biệt giữa giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh được trình bày theo bảng sau:

Tiêu chíGiấy chứng nhận đăng ký đầu tưGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Khái niệmGiấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư

(khoản 6 Điều 3 Luật Đầu tư 67/2014)

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.

(khoản 12 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 68/2014)

Đối tượng được cấpNhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp
Cơ quan cấpPhòng Đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất,khu công nghệ cao và khu kinh tế

(khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2017/TT-BKHĐT)

Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư.
Nội dung1. Mã số dự án đầu tư.

2. Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.

3. Tên dự án đầu tư.

4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng.

5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

6. Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.

7. Thời hạn hoạt động của dự án.

8. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn.

9. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).

(Điều 39 Luật Đầu tư)

1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

4. Vốn điều lệ.

(Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2014)

Trình tự, thủ tụcĐối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư, sau 05 ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp đầy đủ hồ sơ đến cơ quan đăng ký đầu tư, trong 15 ngày làm việc cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Xem chi tiết tại: Điều kiện thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ thành lập doanh nghiệp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Xem chi tiết tại: Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Như vậy, Trước khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, sau đó thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp (theo khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư năm 2014)

Tuy nhiên, bạn có thể đơn giản hóa thủ tục này bằng phương pháp Chuyển nhượng phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài. Chi tiết về thủ tục này được hướng dẫn tại bài viết: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Trên đây là những thông tin phân biệt Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy phép kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Ngoài ra, bạn cần phải lưu ý thêm về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép kinh doanh con.

Hotline: 0777.68.68.86