Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh cũng tương tự như thủ tục thành lập công ty thường, gồm có đăng ký thành lập và đăng ký thuế. Thời gian thành lập tương đối dài do phải khai báo thuế, thực hiện thủ tục in hóa đơn (nếu dùng)…

Trước khi thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh, bạn cần tham khảo qua 2 vấn đề sau:

  • Lưu ý về chi nhánh công ty khác tỉnh.
  • Hạch toán độc lập và phụ thuộc đối với chi nhánh khác tỉnh.

Lưu ý về chi nhánh công ty khác tỉnh

1/ Cần cân nhắc lựa chọn chế độ kế toán cho chi nhánh: hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc. (Xem chi tiết về phân biệt 2 chế độ kế toán)

2/ Chỉ được đăng ký những ngành nghề mà công ty mẹ hiện có.

3/ Chi nhánh có đăng ký ngành ăn uống thì sẽ luôn mặc định là hạch toán độc lập.

4/ Trường hợp chi nhánh chọn hạch toán phụ thuộc, khi công ty mẹ giải thể, chi nhánh sẽ phải giải thể theo.

5/ Chung cư, nhà ở tập thể… không thể làm địa chỉ đăng ký chi nhánh

6/ Nếu bạn muốn đơn giản hóa thủ tục và chế độ kế toán, thì nên cân nhắc đăng ký địa điểm kinh doanh.

Hạch toán độc lập và phụ thuộc đối với chi nhánh khác tỉnh

Chi nhánh khác tỉnh có thể lựa chọn hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập.

Dưới đây là bảng yêu cầu và nghĩa vụ thuế đối với 2 hình thức hạch toán này.

Chi nhánhHạch toán phụ thuộcHạch toán độc lập
Con dấuPhải có
Chữ ký sốPhải có
Tài khoản ngân hàngPhải có
Thuế môn bàiKê khai và nộp thuế môn bài tại nơi đặt chi nhánh
Kê khai thuế GTGTKê khai và nộp thuế GTGT tại nơi đặt chi nhánh
Hóa đơnCó thể có hoặc không.
Lúc cần có thể xuất hóa đơn từ công ty mẹ
Phải có
Báo cáo tài chính cuối nămKê khai và nộp tại nơi đặt trụ sở công ty mẹKê khai và nộp tại nơi đặt chi nhánh

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Quy trình, thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh được tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

1/ Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật ký, Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

2/ Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần, của các thành viên công ty hợp doanh)

3/ Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này)

4/ Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh

5/ Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh:

  • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
  • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;

6/ Đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) sẽ được yêu cầu

7/ Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

8/ Giầy tờ ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục (do pháp luật quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành thủ tục này).

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Nộp trực tiếp tại Phòng đăng kí kinh doanh, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố, tại nơi mở chi nhánh.
  • Nộp online qua mạng.

Danh sách địa chỉ phòng đăng ký kinh doanh tại các địa phương trên cả nước.

Thời gian xử lý hồ sơ:

Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ tại Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp GPKD chi nhánh công ty.

Bước 3: Đăng bố cáo thành lập chi nhánh

Đăng bố cáo bằng cách thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Thủ tục tương tự như đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp.

Xem hướng dẫn đăng Bố cáo thành lập doanh nghiệp

Bước 4: Khắc dấu và thông báo mẫu dấu

Trường hợp chi nhánh có sử dụng con dấu riêng, bạn cần thông báo mẫu dấu theo Phụ lục II-8, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT. Nộp tại sở kế hoạch đầu tư nơi đặt chi nhánh hoặc nộp online qua Cổng thông tin quốc gia.

Trường hợp chi nhánh công ty khác tỉnh không sử dụng con dấu thì doanh nghiệp có thể bỏ qua bước này.

Theo khoản 1 Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Công ty có quyền tự định đoạt về việc có sử dụng con dấu riêng cho chi nhánh hay không. Tuy nhiên, thông thường các chi nhánh công ty hiện nay hầu như đa phần đều sử dụng con dấu để thuận tiện trong các hoạt động vận hành của công ty, doanh nghiệp.

Bước 5: Treo biển tại chi nhánh

Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản cho chi nhánh.

Bước 7: Mua chữ ký số cho chi nhánh

Bước 8: Kê khai lệ phí môn bài và báo cáo thuế.

Bước 9: Làm thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn, đặt in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn.

Trường hợp chi nhánh công ty khác tỉnh không sử dụng hóa đơn riêng của chi nhánh thì doanh nghiệp có thể bỏ qua bước này.

Bước 10: Nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh công ty khác tỉnh.

Thuế môn bài cho chi nhánh là: 1.000.000 đ/năm

Doanh nghiệp nộp tại chi cục thuế quận/ huyện, nơi đặt trụ sở chi nhánh.

Thuế Ánh Dương cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh nhanh chóng, chính xác, chuyên nghiệp. Giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian.

Liên hệ ngay 0938.707.589 (Mr Bảo) để được tư vấn miễn phí.

Bạn nên tham khảo thêm:

Chi nhánh nên hạch toán độc lập hay phụ thuộc?

Phân biệt Chi nhánh, văn phòng đại diện và Địa điểm kinh doanh

Hotline: 0777.68.68.86