Thủ tục thành lập văn phòng đại diện có thể thực hiện qua mạng hoặc nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch đầu tư, nơi đặt trụ sở của văn phòng. Thủ tục tương đối đơn giản do VPĐD không phát sinh các nghĩa vụ về thuế.
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Vì vậy:
- Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh.
- Không phải đóng thuế môn bài, không phải báo cáo thuế.
- Phải nộp báo cáo thường niên cho Sở Công Thương.
- Có thể mở trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh.
Doanh nghiệp có nhu cầu nghiên cứu thị trường hoặc quảng bá thương hiệu thì nên thành lập VPĐD.
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh, có thể chọn thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh.
Bạn nên tham khảo thêm
Một số lưu ý trước khi thành lập Văn phòng đại diện
Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện?
Phân biệt Chi nhánh, văn phòng đại diện và Địa điểm kinh doanh
Sau đây là thủ tục thành lập văn phòng đại diện:
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện
Tại Việt Nam, Thành phần hồ sơ thành lập VPĐD gồm có:
- Thông báo về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện (Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- Biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện (Đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn);
- Quyết định thành lập văn phòng đại diện;
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện;
- 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện;
- Bản sao công chứng Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN của công ty mẹ;
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
- Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ nếu người nộp không phải là đại diện pháp luật;
- 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người nộp hồ sơ.
Trường hợp doanh nghiệp lập văn phòng đại diện ở nước ngoài thì hồ sơ gồm:
- Thông báo về việc lập văn phòng đại diện ở nước ngoài (Phụ lục II-12, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT).
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương.
Địa điểm nộp hồ sơ thủ tục thành lập văn phòng đại diện
- Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch đầu tư nơi đặt văn phòng đại diện. Danh sách địa chỉ phòng đăng ký kinh doanh tại các địa phương trên cả nước.
- Hoặc, Nộp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại dangkyquamang.dkkd.gov.vn
Đối với trường hợp thành lập VPĐD ở nước ngoài:
- Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính trong vòng 30 ngày kể từ ngày thành lập VPĐD tại nước ngoài.
- Hoặc nộp qua mạng điện tử.
Lệ phí nộp hồ sơ: 100.000 đồng (Nộp tại thời điểm đăng ký).
Thời hạn xử lý hồ sơ thủ tục thành lập văn phòng đại diện
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện cho doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp lập văn phòng đại diện ở nước ngoài: Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện
Thuế Ánh Dương cung cấp dịch vụ thành lập văn phòng đại diện nhanh chóng, chính xác, chuyên nghiệp. Giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian. Liên hệ ngay 0938.707.589 (Mr Bảo) để được tư vấn miễn phí.