Vốn điều lệ thành lập công ty

Vốn điều lệ thành lập công ty thông thường do doanh nghiệp tự đăng ký, không có yêu cầu vốn tối thiểu và cũng không cần phải chứng minh, trừ các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định.

Vốn điều lệ thành lập công ty

Vốn điều lệ thành lập công ty là gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. (Khoản 29, điều 4, Luật Doanh Nghiệp 2014)

Pháp luật Việt Nam quy định thời hạn góp đủ vốn đối với doanh nghiệp mới thành lập là 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, vốn điều lệ là tổng số tài sản, tiền mà các thành viên/ cổ đông, chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày để doanh nghiệp hoạt động.

Khi thành lập công ty, doanh nghiệp được phép tự đăng ký số vốn điều lệ, không có yêu cầu vốn tối thiểu và cũng không cần chứng minh, trừ các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định và vốn ký quỹ. (Xem danh sách các ngành nghề có điều kiện tại đây)

Đối với công ty TNHH, công ty Cổ phần, doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn dựa trên số vốn đã đăng ký. Vì vậy, doanh nghiệp nên đăng ký số vốn phù hợp với khả năng tài chính và tình hình kinh doanh.

Vốn pháp định để thành lập công ty là gì?

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập doanh nghiệp, chủ thể phải đảm bảo được mức vốn này khi đăng ký. Cần phải có văn bản, xác nhận vốn của ngân hàng khi đăng ký.

Tùy vào từng ngành nghề có điều kiện, mức vốn pháp định được quy định khác nhau (Xem danh sách Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định)

Ví dụ: Ngành nghề kinh doanh bất động sản (xây dựng…) có mức vốn pháp định là 20 tỷ đồng. Để thành lập công ty có đăng ký ngành nghề này, thì công ty phải đăng ký số vốn điều lệ tối thiểu là 20 tỷ đồng, không có mức vốn tối đa.

Vốn ký quỹ để làm thủ tục thành lập công ty

Một số ngành nghề yêu cầu công ty phải ký quỹ thực tế tại ngân hàng, nhằm đảm bảo sự hoạt động của doanh nghiệp. (Xem Danh sách ngành nghề yêu cầu ký quỹ vốn)

Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

Khi đăng ký ngành nghề có yêu cầu ký quỹ, doanh nghiệp phải chứng minh đã ký quỹ đủ số vốn quy định.

Một số ngành nghề yêu cầu ký quỹ khi thành lập:

STTNgành nghềMức ký quỹ
1Kinh doanh lữ hành nội địa100.000.000 VNĐ
2Kinh doanh lữ hành quốc tế (Chỉ đón khách nước ngoài)250.000.000 VNĐ
3Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài500.000.000 VNĐ
4Sản xuất phim1 tỷ VNĐ
5Kinh doanh dịch vụ việc làm300.000.000 VND
6Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động2 tỷ VNĐ
7Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động ở nước ngoài1 tỷ VNĐ
8Dịch vụ kiểm toán5 tỷ VNĐ
9Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công nghiệp5 tỷ VNĐ
10Bán lẻ theo phương thức đa cấptương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng

Hình thức góp vốn điều lệ

Thành viên có thể góp vốn bằng tiền hoặc tài sản, trong thời hạn 90 ngày kể từ khi thành lập.

  • Góp bằng tiền: Thành viên có thể góp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng vào tài khoản công ty.
  • Góp bằng tài sản: Thành viên phải tiến hành thủ tục góp vốn bằng tài sản gồm các bước: định giá, hồ sơ góp vốn, chuyển quyền sở hữu…

Trong trường hợp, thành viên không góp đủ vốn quy định, công ty phải làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ.

Xem thêm Thủ tục góp vốn bằng tài sản

Tăng giảm vốn điều lệ thành lập công ty

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp được phép tăng hoặc giảm vốn điều lệ.

Khi có sự điều chỉnh về vốn điều lệ, công ty phải làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ và thông báo lên Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Theo Khoản 4, Điều 44, Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp không phải gửi báo cáo tài chính của công ty khi giảm vốn điều lệ. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn. Trong thực tế, doanh nghiệp nên chuẩn bị báo cáo tài chính (Cơ quan chức năng có thể yêu cầu tài liệu này khi nộp).

Như vậy, khi tăng hoặc giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp đều không phải gửi báo cáo tài chính.

Tuy nhiên, hồ sơ thay đổi vốn điều lệ sẽ có sự khác nhau tùy theo loại hình doanh nghiệp.

Xem thêm Thủ tục tăng giảm vốn điều lệ

Nên đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu?

Nếu ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định và vốn ký quỹ, công ty phải:

  • Đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn quy định.
  • Phải có văn bản, xác nhận vốn từ ngân hàng
  • Không có mức vốn tối đa.

Đối với các ngành nghề khác, doanh nghiệp:

  • Tự đăng ký mức vốn điều lệ
  • Không có quy định về vốn tối thiểu và tối đa
  • Không cần chứng minh

Doanh nghiệp nên đăng ký mức vốn điều lệ dựa trên các cơ sở sau:

  • Khả năng tài chính
  • Quy mô hoạt động của công ty
  • Chi phí hoạt động thực tế
  • Mức vốn đủ để tạo niềm tin, sự tin tưởng cho doanh nghiệp
  • Mức đủ vốn để đảm bảo việc ký kết với các đối tác
  • Mức vốn cao cũng làm gia tăng năng lực cạnh tranh của công ty

Lưu ý, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm pháp lý hữu hạn dựa trên số vốn điều lệ đăng ký. Vì vậy, vốn điều lệ càng cao thì trách nhiệm pháp lý cũng gia tăng.

Đồng thời, vốn điều lệ còn ảnh hưởng tới mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm như sau:

  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm.
  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm.

(Nếu công ty thành lập trong 6 tháng cuối năm từ 01/07 – 31/12, thì chỉ đóng 50% lệ phí môn bài cho năm đầu tiên. Các năm còn lại vẫn phải đóng mức thuế trọn năm)

Có phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty không?

Doanh nghiệp không phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty đối với các ngành nghề không có điều kiện.

Doanh nghiệp chỉ phải chứng minh vốn khi:

  • Ngành nghề đăng ký kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định
  • Ngành nghề đăng ký kinh doanh có yêu cầu vốn ký quỹ.

Đối với các trường hợp này, doanh nghiệp cần có xác nhận chứng minh vốn từ ngân hàng để thành lập công ty.

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?

Ngoài các nghành nghề có điều kiện, pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu và tối đa. Vì vậy, bạn có thể đăng ký mức vốn tùy thuộc vào khả năng tài chính và quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

Bạn thậm chí có thể đăng ký vốn điều lệ chỉ vài triệu đồng. Nhưng hãy cân nhắc việc tạo sự tin tưởng với khách hàng bằng cách chọn một mức vốn điều lệ hợp lý nhất. Chú ý giữa cân bằng trách nhiệm pháp lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

Khi bạn đặt câu hỏi “thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?”, chúng tôi nghĩ bạn có thể quan tâm đến chi phí thành lập công tythủ tục thành lập công ty.

Trong thực tế, chi phí thành lập công ty là từ 5 – 6 triệu đồng, chưa kể phí dịch vụ. Phí dịch vụ thành lập công ty thường rất thấp, bạn nên thuê dịch vụ để tiết kiệm thời gian và chi phí khi thành lập.

Nội dung tham khảo

Những điều cần biết khi thành lập công ty

Lưu ý khi thành lập công ty

Thủ tục thành lập công ty (chi tiết)

 

 

Hotline: 0777.68.68.86