Địa điểm kinh doanh là một loại hình phụ thuộc của doanh nghiệp có nhiều ưu điểm như thủ tục đơn giản, có thể kinh doanh sinh lời, không phải báo cáo thuế, có thể thành lập khác tỉnh.
Đối tượng nên đăng ký địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh có các đặc điểm nổi bật sau:
- Có thể thành lập cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với trụ sở chính
- Có hoạt động kinh doanh sinh lời. Chỉ một nhóm ngành nghề được đăng ký từ công ty mẹ.
- Không có các thủ tục về báo cáo thuế
- Thủ tục đóng mở rất đơn giản, không phải quyết toán thuế.
Nếu doanh nghiệp chỉ cần mở rộng hoạt động kinh doanh sinh lời đối với một nhóm ngành nhất định, và cần giảm bớt các thủ tục về báo cáo thuế thì địa điểm kinh doanh là rất phù hợp.
Trường hợp, doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh với tất cả ngành nghề đã đăng ký thì nên thành lập chi nhánh.
Trường hợp, doanh nghiệp chỉ cần quảng bá thương hiệu và không có hoạt động kinh doanh sinh lời thì nên thành lập văn phòng đại diện.
Tham khảo
Phân biệt Chi nhánh, văn phòng đại diện và Địa điểm kinh doanh
Khái niệm địa điểm kinh doanh
“Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.” (Khoản 3, điều 45, Luật Doanh Nghiệp 2014)
“Địa điểm kinh doanh là cơ sở cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh, không bao gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa hay dịch vụ”. (khoản 7 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP)
Như vậy, địa điểm kinh doanh là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và có thể tiến hành hoạt động kinh doanh sinh lời.
Địa điểm kinh doanh khác tỉnh
Trước đây, theo Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:
“Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.”
Tuy nhiên, điều này đã được sửa đổi theo Nghị định 108/2018/NĐ-CP:
“Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.”
Như vậy, có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính và chi nhánh.
Thủ tục về thuế đối với địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh có lợi thế lớn về thuế:
1/ Chỉ phải đóng 1 loại thuế duy nhất là thuế môn bài (1.000.000 VND/năm/ 1 địa điểm kinh doanh)
2/ Hạch toán phụ thuộc: kê khai kế toán, thuế tại công ty mẹ. Không có các thủ tục về báo cáo thuế tại địa điểm kinh doanh.
3/ Không có mã số thuế riêng. Đăng ký mã số thuế phụ thuộc đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh tại Cục Thuế nơi đặt địa điểm.
Địa điểm kinh doanh có con dấu không?
Địa điểm kinh doanh:
- Không có con dấu riêng.
- Có Giấy chứng nhận hoạt động riêng.
- Không được đứng tên trên các hợp đồng kinh tế. Khi kí kết hợp đồng có thể ủy quyền và sử dụng con dấu từ công ty mẹ.
- Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.
Tên, địa chỉ, ngành nghề
Đặt tên địa điểm kinh doanh
Căn cứ khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, tên địa điểm kinh doanh phải:
- Được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Phần tên riêng không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Tên địa điểm kinh doanh không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp. Tuy nhiên, tên doanh nghiệp phải được gắn tại địa điểm kinh doanh (Khoản 2, điều 38, Luật Doanh Nghiệp 2014)
Mã số địa điểm kinh doanh
“Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh”. (khoản 6 Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
Địa chỉ đăng ký
Tương tự như trụ sở công ty, địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện thì địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh cũng không được là nhà tập thể, nhà chung cư.
Nếu là nhà riêng mà có số phòng thì cũng cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng).
Ngành nghề đăng ký
Địa điểm kinh doanh chỉ đăng ký hoạt động một nhóm ngành nghề cụ thể phụ thuộc vào công ty mẹ.
Trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh, không hiện ngành nghề kinh doanh.
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh
Thủ tục đăng ký mở, đóng một địa điểm kinh doanh rất đơn giản và nhanh chóng do không phát sinh các thủ tục về báo cáo thế và quyết toán thuế.
Xem bài viết kế tiếp để có hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo