Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp ngắn gọn, chi tiết, giúp bạn hiểu rõ toàn bộ quá trình thành lập doanh nghiệp và có thể tự thực hiện.
Trước khi thành lập công ty bạn cần nắm rõ nội dung chi tiết về điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp, để có thể hạn chế sai sót, tiết kiệm thời gian và tránh phải nộp lại nhiều lần.
Đồng thời, bạn nên tìm hiểu cách nộp hồ sơ thành lập công ty qua mạng để tránh phải đi lại nhiều lần.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp
Điều kiện thành lập doanh nghiệp gồm 5 vấn đề sau:
1/ Về chủ thể
- Có CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
- Không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp (Công chức, viên chức…) (Xem chi tiết)
2/ Về ngành, nghề kinh doanh
Phải đáp ứng các điều kiện liên quan nếu ngành, nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện.
Tham khảo bảng mã ngành nghề kinh doanh.
Danh sách ngành nghề yêu cầu ký quỹ vốn
Tham khảo danh sách ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
3/ Về vốn
Cần phải chứng minh vốn nếu ngành, nghề kinh doanh có vốn pháp định, vốn ký quỹ.
4/ Về tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt và không được trùng tên, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.
5/ Về trụ sở kinh doanh
Trụ sở kinh doanh phải có địa chỉ rõ ràng gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Căn hộ chung cư không được sử dụng làm nơi đặt trụ sở chính (trừ các căn hộ dạng officetel).
Tham khảo chi tiết tại Điều kiện thành lập doanh nghiệp
Lưu ý khi thành lập doanh nghiệp
1/ Loại hình doanh nghiệp
Hiện nay, có các loại hình doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty TNHH một thành viên
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
- Hợp tác xã
Trong đó, có 3 loại hình được chú trọng và đăng ký thường xuyên nhất là:
- Công ty TNHH một thành viên: Có 1 thành viên góp vốn, có quyền quyết định tối cao.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: có từ 2 – 50 thành viên góp vốn.
- Công ty cổ phần: Có 3 thành viên trở lên.
Hãy chọn loại hình đúng với số thành viên góp vốn của bạn. Bạn có thể dễ dàng thay đổi loại hình, nên không cần quá chú trọng vào việc này.
2/ Tên công ty
Tên doanh nghiệp gồm Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
VD: Công ty TNHH XYZ, Công ty Cổ phần The Sun
Tên công ty:
- Không được trùng tên với công ty khác. Kiểm tra và tra cứu tên công ty tại đây.
- Được phép đặt tên công ty bằng tiếng Anh.
- Công ty TNHH một thành viên chỉ cần ghi loại hình là “Công ty TNHH”, không bắt buộc phải ghi “Công ty TNHH MTV”
- Nên đặt tên công ty càng ngắn càng tốt.
- Không nên đặt ngành nghề cụ thể vào tên công ty để dễ dàng cho việc mở rộng kinh doanh trong tương lai.
3/ Trụ sở kinh doanh
Bạn nên có một địa chỉ rõ ràng để làm trụ sở kinh doanh.
Địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Lưu ý,
- Căn hộ chung cư không được sử dụng làm nơi đặt trụ sở chính (trừ các căn hộ dạng officetel).
- Bạn nên chắc chắn về địa chỉ trụ sở, tránh tình trạng thay đổi địa chỉ. Nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều thủ tục.
4/ Ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp có thể đăng ký rất nhiều ngành nghề. Vì vậy, khi đăng ký, bạn nên ghi vào tất cả các ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của công ty. Thông thường, nên đăng ký từ 15 – 20 ngành nghề.
Một số ngành nghề có điều kiện, yêu cầu bạn phải có giấy phép kinh doanh hoặc vốn điều lệ tối thiểu (vốn pháp định).
Khi đăng ký ngành nghề, bạn nên ghi rõ ràng đến mã cấp 4 của ngành nghề đó.
Tra cứu bảng mã ngành nghề kinh doanh.
Danh sách ngành nghề yêu cầu ký quỹ vốn
5/ Vốn điều lệ
Doanh nghiệp tự đăng ký vốn điều lệ và không cần phải chứng minh. Pháp luật không có yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiếu, trừ các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định.
Công ty TNHH và công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đã đăng ký. Vì vậy, bạn nên chọn mức vốn vừa phải với tình hình kinh doanh của công ty. Vốn điều lệ càng cao thì trách nhiệm pháp lý càng cao.
Tham khảo chi tiết Lưu ý khi thành lập công ty
Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Thủ tục thành lập doanh nghiệp được tiến hành gồm 14 bước như sau. Thời gian thủ tục kéo dài từ 3 – 25 ngày. Quá trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn và làm quen nếu bạn là người thực hiện lần đầu.
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Tải hồ sơ tại đây.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp trực tiếp (lệ phí 100.000 VND) tại: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố, nơi đặt trụ sở kinh doanh. Danh sách địa chỉ phòng đăng ký kinh doanh tại các địa phương trên cả nước.
Hoặc nộp qua mạng (miễn phí) tại: dangkyquamang.dkkd.gov.vn . Tham khảo thêm Cách đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng.
Bước 3: Nhận giấy phép kinh doanh
Nếu hồ sơ đã hợp lệ, bạn nhận được phiếu hẹn lấy giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thời hạn có kết quả là 3 ngày làm việc.
Bước 4: Công bố thông tin
Công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia. (Xem hướng dẫn nộp bố cáo thành lập doanh nghiệp)
Lệ phí: 300.000 VND
Bước 5: Khắc dấu
Liên hệ với công ty khắc dấu để khắc dấu tròn cho doanh nghiệp.
Chi phí khắc dấu là 450.000 VND.
Bước 6: Thông báo mẫu dấu
Nộp thông báo mẫu dấu theo Phụ lục II-8, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
Nơi nộp: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố, nơi đặt trụ sở kinh doanh. Hoặc nộp qua mạng tại dangkyquamang.dkkd.gov.vn (Xem hướng dẫn tại đây)
Bước 7: Treo biển tại công ty
Bước 8: Lập tài khoản ngân hàng
Bạn đến ngân hàng để lập tài khoản cho công ty. Bạn có thể chọn bất cứ chi nhánh ngân hàng nào gần bạn để tiện cho việc giao dịch.
Nên chuẩn bị tiền để nạp vào tài khoản này bao gồm: Ký quỹ lập tài khoản 1.000.000 VND (nếu có) + tiền thuế môn bài (2.000.000 – 3.000.000 VND tùy theo vốn điều lệ)
Bước 9: Thông báo số tài khoải ngân hàng
Thông báo số Tài khoản ngân hàng cho cơ quan đăng ký kinh doanh (có thể thực hiện qua mạng). Xem chi tiết
Bước 10: Mua chữ ký số
Liên hệ các đơn vị cung cấp để mua chữ kí số.
Chi phí: 1.000.000 – 2.000.000 VND/ năm
Bước 11: Đăng ký thuế điện tử
Đăng ký nộp thuế điện tử tại địa chỉ thuedientu.gdt.gov.vn
Tại bước này, bạn sẽ đăng ký thêm tài khoản ngân hàng đã tạo và chữ ký số đã mua vào tài khoản thuế.
Bạn cần ra ngân hàng để gửi xác nhận sau khi đăng ký xong.
Bước 12: Nộp thuế môn bài
Nộp thuế môn bài qua tài khoản thuế và tài khoản ngân hàng đã tạo tại thuedientu.gdt.gov.vn
Phí thuế môn bài: 2.000.000 hoặc 3.000.000 VND / năm tùy theo vốn điều lệ công ty
- Vốn điều lệ dưới 10 tỷ: thuế môn bài 2.000.000 VND/năm
- Vốn điều lệ trên 10 tỷ: thuế môn bài 3.000.000 VND/năm
Nếu công ty của bạn thành lập từ ngày 1 tháng 7 đến 31 tháng 12 thì chỉ đóng phí môn bài nửa năm, tức là 1.000.000 VND hoặc 1.500.000 VND.
Bước 13: Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
Tải bộ hồ sơ khai thuế ban đầu tại đây.
Nơi nộp: Chi cục thuế quận/huyện, nơi đặt trụ sở kinh doanh
Bước này tương đối phức tạp nếu bạn chưa có kinh nghiệm, nên bạn cần chuẩn bị tâm lý vì có thể kéo dài.
Bước 14: Thực hiện nghĩa vụ thuế
- Lập sổ sách kế toán của DN.
- Báo cáo thuế hàng tháng/ quý
- Báo cáo sử dụng lao động mỗi năm 2 lần
- Báo cáo tài chính mỗi năm 1 lần
- Đóng thuế môn bài Nộp 1 năm/lần, chậm nhất vào ngày 30/01.
- Nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN
Trên đây là thông tin về vấn đề: Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn chưa rõ và còn vướng mắc về các thủ tục thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Thuế Ánh Dương để được tư vấn miễn phí.
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói Thuế Ánh Dương chỉ 2.100.000 VND
đã bao gồm các lệ phí nộp cho nhà nước.